Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Thạch dưa hấu mang đậm hương vị ngày tết

Thạch dưa hấu mang đậm hương vị ngày tết

Món thạch dưa hấu màu đỏ mang đậm hương vị ngày Tết. Tết đến, xuân về, các bạn cùng trổ tài nấu nướng của mình với gia đình nhé! (mon an ngay tet)

Nguyên liệu

- 500ml nước ép dưa hấu
- 40g tinh bột ngô
- 165g đường
- ½ gói vani
- ¼ thanh quế
- Socola và quả hồ trăn để ăn kèm
- Một ít quế hoặc bột quế tùy chọn

Thực hiện

Cắt dưa hấu thành từng miếng vừa, bỏ hạt rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn, sau đó để sang bên.

Cho tinh bột ngô với chút nước ép dưa hấu trộn đều cho đến khi bột tan. Trộn tiếp tục với số nước ép dưa hấu còn lại, cho thêm đường và thanh quế vào khuấy đều cùng nhau. Đặt hỗn hợp dưa hấu trên lửa và đun sôi trong khoảng 20 phút, khuấy liên tục để tránh bột vón cục. (mon an ngay tet)

Rửa sạch khuôn làm thạch.

Đổ hỗn hợp dưa hấu bột vào khuôn và để nguội, cho vào tủ lạnh để qua đêm. Khi đã sẵn sàng để thưởng thức, đổ ra đĩa, rắc một ít socola và quả hồ trăn lên trên, cho thêm ít quế vào và ăn kèm.

Món này ngon, ăn mát ruột và nhất là trong ngày lễ Tết thì lại càng ngon vì có thể chống được cơn ngán của bạn. Các bạn hãy thử làm cho mình trong năm mới nhé! Chúc các bạn thành công!

Món ăn ngày tết - Thịt đông ngon cho ngày giá rét

Món ăn ngày tết - Thịt đông ngon cho ngày giá rét

Món thịt đông này rất hợp với tiết trời hiện tại của miền Bắc và nhất là những ngày Tết sắp tới.


Trong thú ẩm thực phong phú của người Việt, có một món ăn khá độc đáo, đó là thịt đông. Món ăn độc đáo ở chỗ là ăn khi đã để nguội lạnh, mà thường ăn vào những ngày đông giá hay lúc xuân sang. (mon an ngay tet)

Nguyên liệu:

- Thịt chân giò: 1kg

- Mộc nhĩ: 30gr

- Nấm hương: 20gr

- Hành khô: 1 củ nhỏ

- Hạt tiêu

Cách làm:

Thịt chân giò chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch để chứng tỏ là được thịt từ con lợn khỏe mạnh. Thành phần bì là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn.

Cạo bì thật sạch cho hết lông rồi thái thịt thành các miếng cỡ vừa ăn, ướp với gia vị cho ngấm.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Mộc nhĩ đem thái sợi, nấm hương nếu cánh nấm to thì thái làm đôi.

Hành khô bóc vỏ, phi thơm rồi trút thịt vào xào cho ngấm mắm ngấm muối. Sau đó chế nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa cho thịt nhừ. Trong quá trình ninh chú ý vớt bỏ bọt và váng bẩn để nước thịt được trong. (mon an ngay tet)

Khi thịt đã nhừ và nước cạn còn khoảng 1/2 thì trút mộc nhĩ nấm hương vào đun chín, bắc xuống rắc hạt tiêu cho thơm.

Múc thịt ra bát hoặc các dụng cụ đựng, đợi thịt đông lại.

Ngày Tết ngoài Bắc hầu như nhà nào cũng chuẩn bị một nồi thịt đông thật ngon để ăn cùng với dưa hành, bánh chưng. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Món ăn ngày tết quen thuộc

Món ăn ngày tết quen thuộc

Ngày Tết, thay vì làm những món để dành quen thuộc như dưa hành, củ kiệu, lỗ tai heo ngâm giấm…, bạn hãy thử trổ tài làm vài món ngon sau đây. mon an ngay tet



Thịt heo ngâm nước mắm

Món này rất bắt cơm, vừa đậm đà, vừa có vị giòn riêng. Thịt heo ngâm nước mắm có thể cất giữ được cả tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản. Thịt để làm nguyên liệu là ba rọi hoặc thịt mông, vừa có da, vừa có thịt và mỡ. Chọn thịt thật tươi, chắc, phần mỡ và thịt dính vào nhau, không bầy nhầy, đem cạo rửa sạch rồi cắt miếng dài, cho vào nồi luộc chín. Khi luộc, canh thịt sao cho đừng mềm quá, vừa chín là vớt ra ngay, ngâm vào đá lạnh. Trong khi đó, hãy chuẩn bị nước mắm. Nước mắm phải chọn loại thật ngon, nhiều đạm. Đem nấu nước mắm với đường theo tỷ lệ một chén nước mắm, một chén đường, nấu trên lửa nhỏ và khuấy liên tục cho đến khi nước mắm sôi mà không trào bọt rồi nhấc xuống, để nguội hẳn. Chuẩn bị hũ thủy tinh thật sạch, xếp thịt vào, cho thêm tỏi, ớt xắt lát rồi đổ nước mắm đã nấu cho ngập thịt. Sau đó, dùng que tre gài để đảm bảo thịt ngập đều, không trồi lên. Thịt heo ngâm khoảng một tuần, khi mỡ trong là ăn được. Khi dùng, lấy thịt ra xắt mỏng, ăn kèm dưa chua rất ngon. (mon an ngay tet)

Củ cải ngâm nước tương

Thay vì ngâm giấm, củ cải ngâm nước tương sẽ giúp bạn có thêm món ăn kèm các món chính thật ngon. Hoặc lúc ngán thịt cá, ăn cơm với một ít củ cải ngâm nước tương bạn sẽ thấy món ăn rất thanh đạm và ngon miệng. Hãy chuẩn bị củ cải trắng và cà rốt (củ cải trắng nhiều hơn, có thể gấp đôi hoặc ba). Chỉ cần gọt vỏ cà rốt, củ cải trắng để nguyên vỏ, rửa sạch. Cả hai cắt từng khúc dài khoảng 5cm rồi xắt cọng to bằng chiếc đũa, cho muối vào, bóp để củ cải và cà rốt ra nước, vắt riêng từng loại cho thật ráo rồi đem phơi. Nếu trời nắng đẹp, chỉ cần phơi khoảng một buổi là được. Khi củ cải và cà rốt đã khô, lấy vào, trộn đều hai loại. Nước ngâm cũng được nấu theo tỷ lệ một nước tương, một đường, hỗn hợp vừa sôi là nhấc xuống, để nguội. Cho củ cải cùng cà rốt vào keo, nén chặt, từ từ đổ nước tương đã nấu lên cho ngập rồi dùng nan tre gài lại cho chặt. Nếu thích ăn cay, có thể cho thêm nhiều tỏi, ớt xắt lát. Món này làm trong một buổi là có thể dùng. Nếu để bên ngoài trong điều kiện thường thì trữ được khoảng một tuần. Nếu cho vào tủ lạnh, thời gian dùng sẽ rất lâu.

Rau muống ngâm

Món này ăn vốn rất “hao cơm” bởi dễ ghiền, chấm thịt kho tàu càng rất đúng điệu. Khi làm, cần chọn rau muống hột, non mướt. Nhặt sạch lá, chú ý ngắt bỏ phần hai lá đọt ở ngọn. Rau muống đem cắt khúc vừa rồi trụng nước thật sôi có cho chút muối, chú ý là trụng trên lửa lớn. Khi rau muống vừa héo thì trút ra, ngâm ngay vào nước lạnh rồi cho vào thau nước đá để rau xanh và giòn. Trước đó, hãy làm hỗn hợp giấm bằng cách nấu giấm và đường theo công thức 1,5 giấm, 1 đường, 0,3 nước và một chút xíu muối. Nấu xong, để giấm thật nguội rồi đổ vào keo rau muống, nén rau bằng ghim cho giấm ngập mặt rồi đậy lại. Nên cho vào tủ lạnh vì nếu để ngoài lâu, rau muống sẽ nổi bọt và chua thêm.

Món ăn ngày tết - Cách làm kim chi Hàn Quốc

Món ăn ngày tết - Cách làm kim chi Hàn Quốc



Kim chi là mon an ngay tet truyền thống của Hàn Quốc. Cách làm kim chi cải thảo ngon không hẳn ai cũng biết, để làm được món kim chi theo đúng phong cách Hàn Quốc các bạn làm theo hướng dẫn sau:



mon an ngay tet


Nguyên liệu:

- Cải thảo: 3kg, Củ cải đường: 1 củ, Tôm muối (tép Hàn): ½ cốc, Nước mắm: ½ cốc, Hành hoa: 200g, Cháo bột gạo nếp: 1 cốc, Hẹ: 200g, Đường kính: 1 thìa cafe, Cà rốt: 1 củ, Vừng rang: 1 thìa cafe.
- Ớt bột: 2 cốc, Muối hạt to: 1 cốc; Tỏi già: ½ cốc; Gừng giã: 1 thìa to; Hành tay xay: ½ cốc; Lê xay: ½ cốc.

Cách làm:

a. Sơ chế

- Cải thảo bổ làm 4 phần
- Hành hoa và hẹ cắt khúc 5cm
- Củ cải, cà rốt rửa sạch thái chỉ
- Bột gạo nếp quấy chín kỹ, để nguội



b. Chế biến

Bước 1: Nhúng cải thảo vào chậu nước muối, sau đó vớt lên, vẩy đều muối hạt. Ngâm cải đã ướp muối trong vòng 3 – 4 tiếng, rồi rửa sạch bằng nước lã.

Bước 2: Trộn tất cả các loại gia vị cùng với bột gạo đã quấy chín rồi cho củ cải, cà rốt, hành, lá hẹ vào trộn đều thành sốt để làm nhân kim chi.

Bước 3: Phết nhân kim chi lên từng lá cải, cuộn làm đôi, xếp vào hộp, bảo quản trong môi trường bên ngoài 8h, sau đó bảo quản trong ngăn lạnh và dùng dần.

Với hướng dẫn chi tiết bằng Video về cách làm kim chi do chuyên gia Hàn Quốc trực tiếp day. Hy vọng rằng các bạn sẽ tự tay chế biến được mon an ngay tet cho gia đình mình.

Chọn món ngon cho ngày Tết

Chọn món ngon cho ngày Tết

Mon an ngay tet - Dưa hành, củ kiệu, tai heo ngâm sẵn, bánh chưng, chả lụa tươi... là những món ăn truyền thống, được chị em nội trợ lên kế hoạch lựa chọn. Tuy nhiên, những sản phẩm này đòi hỏi vừa ngon, nhưng vẫn an toàn cho ngày Tết.


Ngày nay, chị em phụ nữ dễ dàng tìm thấy món Tết chế biến sẵn ở mọi nơi. Dạo qua một số siêu thị ở Hà Nội và TP HCM những ngày này, hàng Tết đã ngập tràn tại mọi quầy hàng. Từ dưa hành, củ kiệu, tai heo ngâm sẵn đến bánh chưng, chả lụa tươi trong những lớp lá xanh ươm chất đầy kệ. Dịp này, chị em phụ nữ có thể lên hẳn một kế hoạch để lựa chọn thức ăn chế biến sẵn, nhưng ngon và vẫn đảm bảo an toàn cho ngày Tết.


mon an ngay tet

Người tiêu dùng lựa chọn chả lụa tươi Cầu Tre cho ngày Tết.


Với củ kiệu phải chọn loại thân nở, đuôi nhỏ mảnh có thắt eo giữa, vị không quá ngọt. Tôm khô ngon là loại có màu đỏ tự nhiên, hình dáng tròn, săn chắc và cầm không dính tay. Bánh mứt chọn loại nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng và không quá màu mè. Chả giò chọn loại cuốn bằng bánh tráng gạo mỏng, nhân có khoai môn khi chiên lên sẽ có giòn tan, ăn cho vị bùi béo. Chả lụa, món ngon lại dễ ăn không thể thiếu trong mấy ngày Tết nhất định phải là loại tươi, gói bằng lá chuối hột đúng truyền thống, còn thoang thoảng hương nước mắm nhẹ. Chỉ có nhọc công lựa chọn như vậy, những mon an ngay tet mới đúng vị truyền thống và an toàn.

Ngày Tết càng gần kề, vấn đề an toàn cho thực phẩm càng được quan tâm. Như mặt hàng chả lụa là một món ăn không thể thiếu trong dịp xuân về và chất lượng càng muôn hình vạn trạng. Người tiêu dùng lo lắng không sai vì tin tức về hàn the, phụ gia hay chả lụa kém chất lượng đã được nhắc đến không ít lần. Thế nhưng khi chọn chả lụa uy tín hơn, chị em lại thấy thiếu vị thơm lá chuối, cùng mùi nước mắm ngon quen thuộc.


mon an ngay tet

Chả lụa tươi Cầu Tre mang lại hương vị ngon, an toàn và truyền thống cho mọi nhà.


Như một bất ngờ của mùa Tết năm nay, chị em phụ nữ có thể tìm thấy vị chả ngon thân thuộc qua chả lụa tươi Cầu Tre. Lớp lá chuối xanh gói quanh cho đòn chả đẹp mắt, hương vị thơm ngon dai giòn, gợi nhớ nhiều đến miếng chả lụa ngày xưa bà hay mẹ tự tay gói. Vậy là, Tết này chị em sẽ dễ dàng chọn những khoanh chả ngon ăn cùng bánh chưng, bánh tét, làm món nhâm nhi cùng tôm khô, củ kiệu hoặc ăn không cùng nước mắm ngon. (mon an ngay tet)

Bàn tiệc Tết của gia đình càng thêm phong phú khi có thêm chả giò Cầu Tre, được cuốn trong lớp bánh tráng gạo mỏng đúng chất truyền thống. Bạn chỉ cần chuẩn bị ít rau sống, bún tươi và chén nước mắm pha ngon là có thêm món ngon và an toàn cho ngày Tết.

Món ăn ngày tết - Canh lưỡi lợn

Món ăn ngày tết - Canh lưỡi lợn


Chân giò ninh canh măng lưỡi lợn là mon an ngay tet phổ biến của Miền Bắc. Thịt chân giò săn chắc, măng bóng ngậy hòa quyện cùng nấm tạo nên hương thơm dễ ăn, không ngấy. Cách làm cũng rất dễ bạn nhé.


Nguyên liệu:

Giò heo: 500g

- Măng lưỡi lợn: 50g

- Nấm mèo: 5 tai

- Miến dong: 10g

- Hành tím: 3 củ

- Hành tím băm: 2M

- Muối, tiêu, dầu ăn, nước mắm

- Bột ngọt 

Cách làm:

Sơ chế

- Giò heo cạo rửa sạch, quấn chỉ để da và xương không tuột ra, ướp với 1/2m muối, 1m bột ngọt Ajinomoto và 3 củ hành tím đập dập.

- Măng khô rửa, ngâm trong nước gạo 5-6 ngày, mỗi ngày rửa và thay nước gạo. Luộc kĩ vài lần đến khi nước trong, cắt bỏ phần già rồi cắt miếng dài 2cm.

- Nấm mèo ngâm nở, cắt miếng 4cm, ướp với 1 ít tiêu và 1 ít bột ngọt Ajinomoto. Miến ngâm mềm bằng nước ấm.

Nấu

- Phi thơm hành tím băm, cho giò heo vào xào săn, nêm thêm 1m nước mắm rồi cho nước vào ngập thịt, hớt bọt.

- Phi thơm hành tím, cho măng vào xào, nêm 1m nước mắm và 1/2m bột ngọt Ajinomoto, trút măng vào nồi giò heo, nấu đến khi cả giò và măng chín mềm, cho miến và nấm mèo vào đun sôi lại, nêm thêm 1/2m muối, 2m bột ngọt Ajinomoto, 1M nước mắm và 1/2m tiêu, nếm vị vừa ăn.

Cách dùng

- Múc giò heo và măng ra tô, rắc thêm tiêu, dùng nóng.

Mách nhỏ

Măng lưỡi lợn phải ngâm kĩ vài ngày với nước vo gạo để loại bỏ vị đắng và làm cho măng nở ra, khi nấu sẽ nhanh mềm hơn.

Với công thức và hướng dẫn trên, bạn dễ dàng để góp thêm vào sổ tay mon an ngay tet của gia đình mình rồi.

Các món nhậu ngon ngày tết

Các món nhậu ngon ngày tết


Các món ăn nhậu ngon luôn được các bà vợ sưu tầm và lựa chọn cho các ông chồng của mình. Vậy món ngon ngày tết nào phù hợp với cánh mày râu? Ăn vừa bổ, ngon, không ngấy. Tổng hợp các món ngon sau giúp bạn trở thành bà nội trợ hoàn hảo. (mon an ngay tet)

1. Gân bò ngâm chua ngọt


Món này kể cả đàn ông chuyện nhậu hoặc phụ nữ mê ăn vặt thì lần đầu thưởng thức cũng phải gật gù khen ngon.

Nghe cái tên chắc bạn cũng tưởng tượng ra cái vị giòn giòn, sần sật hấp dẫn của miếng gân bò. Phần để chế biến món này chủ yếu được chọn từ gân lõi gân thăn nên miếng nào miếng nấy rất dày và chắc. Món ăn lại được tẩm ướp chua chua ngọt ngọt nên chắc chắn không hề ngán, cộng với một chút xíu cay cay càng làm cánh mày râu thêm khoái khi ngồi lai rai với nhau trong những ngày xuân.

Gân bò ngâm chua ngọt được tẩm ướp kĩ nên có thể để được 10 ngày trong tủ lạnh, giá 180.000 đồng/kg. Thông thường, người ta hay bán theo hộp nửa cân, rất tiện để bạn mua về.

2. Lạp xưởng gác bếp



Lạp xưởng gác bếp là một đặc sản của vùng cao, được làm từ thành phần chính là thịt lợn Mường rồi kết hợp cùng một số gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc. Lạp xưởng sau khi được chế biến xong, phải phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên gác bếp, khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn. Khi ăn có mùi thơm của thịt, có độ dai của lòng, độ đậm của gia vị, có thể ăn được nhiều mà không chán.

Món này có thể bảo quản được 2-3 tháng nếu để trong ngăn tủ đá. Trước khi ăn, bạn nên bỏ ra ngoài rửa sạch, tiếp đó đun trần qua nước sôi để đi bớt màng hóng (khói). Sau đó, có thể cho vào chảo dầu sôi chiên vừa tới (như các loại lạp xưởng thông thường), hấp, hoặc cho vào lò nướng hay lò vi sóng khoảng vài phút rồi thái lát.

Giá của lạp xưởng gác bếp: 380.000 đồng/kg.

3. Jambon "chất lượng cao"


Jambon không phải là món mới lạ với mọi người, ở đâu cũng có bán nhưng mỗi nơi chất lượng một khác

Nếu là loại jambon "chuẩn" thì đầu tiên phải được chế biến từ thịt nguyên chất, ăn thấy mềm ngọt, chứ không phải loại pha trộn nhiều với bột bở bùng bục, càng nhai càng nhạt bã. Những cây jambon cần được tẩm ướp rất kĩ, trung bình khoảng 7 ngày mới cho ra lò một mẻ. Có như vậy mới đạt tiêu chuẩn, miếng jambon thơm mà đậm đà. Ngoài ra còn là công đoạn tẩm ướp một số hương liệu khác - bí quyết "gia truyền" của từng nhà.

Với hai yêu cầu khắt khe trên, nếu "sắm" được một miếng jambon đạt tiêu chuẩn về nhà thì nó cũng rất giá trị trong mâm cơm nhà bạn dịp Tết này.

4. Chả cá Vân Đình.

Chả cá là món ngon ngày tết và phổ biến trong mấy năm gần đây. Chả cá được lựa chọn từ các loại cá đông tươi, như cá Trôi, cá Trắm. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt của cá, mùi thơm của nước mắm cốt, vị cay cay của hạt tiêu quyện cùng thì là. Thật là tuyệt vời khi trong mâm cơm ngày tết của gia đình có đĩa chả cá. Đặc biệt khi ăn uống đã trở lên bão hòa, nên một đĩa chả cá là một sự lựa chọn cho gia đình bạn.


5. Giò cá Bà Thu

Đây là món ăn hoàn toàn mới lạ, được người Hà Nội ưa chuộng trong 2 năm gần đây. Cách làm giò cá không khác gì Giò lụa làm từ thịt lợn, thịt bò. Nhưng nguyên liệu thì có chút khác biệt, giò cá được làm chủ yếu từ cá trôi, cá Trắm. Trong quá trình chế biến Giò cá, bạn có thể cho thêm chút hành khô, hạt tiêu nhé. Nếu ăn được cay, thì bạn cũng có thể cho thêm ớt. (mon an ngay tet)


Giò cá và chả cá là một trong các đặc sản nổi tiếng của Vân Đình


Giò cá dễ ăn, không chán, không khô và cứng như giò lụa. Ông xã và gia đình bạn sẽ ngạc nhiên và thú vị khi có một món ăn mới và lạ. Bạn hãy thử nhé.

Ở Hà Nội, để mua được Giò cá và Chả cá. Bạn có thể liên hệ với Bà Thu, người còn lưu giữ bí quyết gia truyền và duy nhất có công thức chế biến.

Món ăn ngày tết dễ làm và nhanh nhất

Món ăn ngày tết dễ làm và nhanh nhất


Mon an ngay tet và dễ làm là sự lựa chọn của các bà nội trợ. Các món ăn vừa ngon, vừa nhanh, đặc biệt ăn không chán...để bạn có nhiều thời gian hơn tiếp đón bạn bè, hay du xuân. Các bạn cùng mình khám phá nhé.

1. Hạt sen xào bơ

Hạt sen xào bơ được chế biến khá đơn giản và cực nhanh. Bạn chán ngấy những món ăn từ thịt, cá thì món hạt sen xào bơ thơm ngon sẽ là món ăn ngon, bổ dưỡng cho bạn đó. (mon an ngay tet)


Chỉ mất 5 phút chế biến hạt sen xào cùng rau củ và bơ thơm phức là bạn đã có món chay hoàn hảo.

Nguyên liệu:

- Hạt sen 300gr

- Bơ lạt 30gr

- Đậu que 50gr

- Hành tây 50gr

- Ngò tây 10gr

- Muối, tiêu, hạt nêm chay

Cách làm:

Hạt sen tách vỏ, bỏ tim sen, rửa sạch. Cho vào nồi luộc chín, mềm, vớt ra để ráo.

Đậu que rửa sạch, luộc chín, xắt hạt lựu nhỏ.

Hành tây lột vỏ, tách múi, xắt hạt lựu.

Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun nóng chảo.

Cho hành tây xắt hạt lựu vào xào thơm sau đó cho hạt sen, đậu que vào đảo đều, nêm muối, tiêu, hạt nêm chay vừa ăn.

Múc ra đĩa, rắc ngò tây lên mặt, thưởng thức cùng cơm trắng.

2. Gỏi đu đủ tôm, thịt chua ngọt (mon an ngay tet)

Bữa cơm ngày tết với 1 loạt những món xào, nấu sẽ làm cho bạn cảm thấy ngán. Hãy thử làm nộm đu đủ, tôm, thịt cho bữa cơm hấp dẫn mà không sợ ngán!

Nguyên liệu:

- Tôm: 300 gr

- Tai lợn: 100 gr

- Đu đủ: 1 quả nhỏ

- Cà rốt: 1 củ

- Rau răm, rau húng

- Lạc rang giã nhỏ, chanh, giấm, nước mắm

- Gia vị vừa đủ


Thực hiện:

Đu đủ làm sạch, bào sợi ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối để hết mủ và đắng.

Cà rốt cũng thái sợi.

Tôm và tai lợn rửa sạch, luộc chín.

Sau khi tôm chín, vớt ra, bóc vỏ và chẻ đôi, tai lợn chín thái mỏng.

Ớt băm nhỏ để làm nước chấm và thái sợi để trang trí.

Cho ít đu đủ, bỏ thêm tôm và tai lợn cho lên trên, rắc ít rau răm, lạc rang, sau đó rưới lên đĩa nộm một ít nước mắm vừa pha chế. Món ăn cực đơn giản phải không nào. Bạn cũng có thể làm ngon hơn tôi đó!

Món ăn ngày tết - Cách làm các món nộm ngon cho ngày tết

Món ăn ngày tết - Cách làm các món nộm ngon cho ngày tết

Các mon an ngay tet nào ăn không chán, không ngấy khi bạn đã quá dư thừa với thịt cá, hải sản, đặc sản. Tuyết Minh giới thiệu với các bạn cách làm các món nộm đang được sử dụng phổ biến hiện nay.


1. Nộm xoài xanh


Nguyên liệu:
2 quả xoài xanh, gọt vỏ, thái sợi nhỏ; 100g giá đỗ đãi sạch vỏ; 100g dừa tươi nạo sợi nhỏ; 3 thìa rau mùi thái nhỏ; 2 quả ớt tươi, bỏ hạt, thái nhỏ; 1 thìa gừng thái nhỏ; 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt; 1, 2 bát lạc hoặc hạt điều rang chín; Gia vị: đường, mắm.
Cách làm:
- Trộn xoài với giá đỗ, rau mùi trong một chiếc tô lớn.
- Cho chảo lên bếp đun nóng, cho dừa nạo vào đảo đều tay đến khi ngả thành màu vàng là được.
- Pha nước trộn gồm: mắm, đường, cốt chanh, gừng, ớt thái nhỏ. Nếm nước trộn thấy vừa miệng là được.
- Cho hỗn hợp nước trộn này vào bát xoài, đảo đều tay, để gia vị thẩm thấu vào nhau trong 30 phút.
- Trước khi ăn, thì rắc hạt điều rang hoặc lạc rang lên đĩa nộm.



2. Nộm gà


Nguyên liệu:
300g thịt ức gà; 3 cây sả, bỏ vỏ, lấy phần nõn thái nhỏ; 3 thìa nước mắm; 4 thìa đường đường; 2 thìa cốt chanh tươi; 2 thìa tương ớt ngọt; 200g bắp cải, rửa sạch, thái nhỏ; 1 củ cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi mỏng; ½ củ hành tây nhỏ, thái nhỏ; 4 thìa rau mùi, bạc hà thái nhỏ; 1, 2 bát lạc rang; 3 thìa hành phi khô.
Cách làm:
- Thịt ức gà rửa sạch, cho vào nồi cùng với sả, đổ ngập nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa nấuđến khi thịt chín.
- Chờ thịt bớt nóng, dùng tay xé thành sợi mỏng.
- Pha hỗn hợp gồm nước trộn gồm: đường, nước cốt chanh, tương ớt sao cho lượng gia vị vừa đủ.
- Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, rau mùi và bạc hà vào một cái tô to. Sau đó, cho thịt gà và nước trộn vào tô, trộn đều tất cả, để 30 phút cho gia vị ngấm đều.
- Khi ăn, cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang và hành phi lên.


3. Nộm bún tàu đậu phụ


Nguyên liệu
100g miến đậu xanh, cắt dài 5- 10cm, ngâm hoặc trần nước sôi cho miến mềm và nở; 2 bìa đậu, thái miếng mỏng, rán vàng và thái sợi; 1 củ cà rốt, thái chỉ, chần qua 1 lượt nước sôi; 1 củ hành tây, xắt khoanh mỏng; 1 quả ớt đỏ, thái sợi và ngâm với giấm và đường; 1 mớ rau mùi thái nhỏ; Gia vị: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh.
Cách làm:
- Pha nước trộn gồm: hạt nêm, xì dầu, đường, cốt chanh, ớt thái nhỏ.
- Trộn đều tất cả miến, đậu phụ rán, cà rốt, hành tây, rau mùi vào chung một cái đĩa rộng, rưới nước trộn lên trên, đảo đều tay cho thẩm thấu gia vị.
- Nếu bạn muốn ăn nộm đậm hơn thì có thể thêm chút xì dầu nhé.

Chúc bạn ngon miệng!

Cô gái ngủ 44 ngày

Cô gái ngủ 44 ngày

Một thiếu nữ xinh đẹp người Anh mắc chứng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp, chứng bệnh này khiến một giấc ngủ của cô kéo dài tới tận 44 ngày. 


Mặc dù giấc ngủ kéo dài giống như câu chuyện cổ tích nàng công chúa ngủ trong rừng, nhưng cuộc sống của Lois Woods không được như câu chuyện cổ tích. 

Lois nhanh chóng chìm vào giấc ngủ dài hơn 1 tháng bất cứ lúc nào cảm thấy buồn ngủ 

Hồi Lois mới chập chững biết đi, đầu cô bé va chạm mạnh vào tường trong một lần tranh nhau đồ ăn cùng anh trai. 

Kể từ sau tai nạn đó, thay vì cư xử như một bé gái mới biết đi, cô bé biến thành một kẻ nghiện bạo lực. 

Mẹ của Lois kể lại rằng, năm cô được 14 tuổi chứng bệnh rối loạn giấc ngủ của cô bắt đầu xuất hiện trong một lần đi học về, Lois nằm úp mặt xuống ghế sofa và bắt đầu ngủ. 

Lúc ấy mẹ của Lois thấy cậu em trai Luke nhảy lên người cô bé và cười đùa, khi bị khuấy động Lois tỉnh được một chút nhưng ngay sau đó cô bé lại chìm vào giấc ngủ dài của mình. 

Giấc ngủ đầu tiên của Lois kéo dài hơn 1 tháng. Lúc ấy gia đình cô đã vô cùng lo lắng nhưng cũng không biết làm cách nào để cô bé tỉnh dậy. 

Sau một giác ngủ dài, Lois chỉ tỉnh dậy để ăn uống rồi sau đó lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ dài tiếp theo. Hầu như toàn bộ thời gian của Lois từ khi mắc chứng bệnh kỳ cục này đều dành để ngủ. 

Ngay cả khi đang ở trường, cô bé cũng dễ chìm vào giấc ngủ bất cứ lúc nào và mọi người phải đưa cô về nhà. Khi được đưa tới bệnh viện để khám thì Lois lại gục ngủ ngay trên cầu thang, các bác sĩ và người thân của cô bé cũng không thể làm cách nào để đánh thức cô. 



Lois không thể cưỡng lại giấc ngủ của mình dù là ở bất kỳ nơi đâu 


Sau một giấc ngủ dài Lois tỉnh dậy và cô không hề nhớ bất kỳ điều gì về cách cư xử kỳ lạ của mình. Lois cho biết mặc dù giấc ngủ của cô kéo dài như thế nhưng cô lại không hề cảm thấy điều gì khác lạ, chỉ giống như một giấc ngủ ngắn bình thường của những người khác. 

Các bác sĩ nghiên cứu trường hợp của Lois cho rằng có thể cô bé bị mắc chứng động kinh nhưng hầu hết các lần kiểm tra đều không tìm ra bất cứ dấu hiệu nào của chứng động kinh nên họ đành phải để Lois xuất viện và tiếp tục sống chung với những giấc ngủ liên tục kéo dài của mình. 

Các bác sĩ cho biết chứng bệnh rối loạn giấc ngủ này là một chứng bệnh thần kinh phức tạp và hiếm gặp. Cả nước Anh chỉ có 65 trường hợp mắc phải chứng bệnh kỳ lạ này. 

Nguyên nhân của căn bệnh này là do lây nhiễm hoặc sau những lần đau ốm nặng

Giai đoạn đầu những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có giấc ngủ kéo dài 20 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ dài như vậy thường quay lại rất nhanh có thể là vài ngày hoặc vài tuần. 

Sau mỗi lần ngủ dậy người bện thường ăn rất nhiều. Một số người bệnh cảm thấy bình thường sau khi ngủ dậy nhưng một số khác thì cảm thấy vô cùng thất vọng và buồn chán do ảnh hưởng của chứng bệnh. 

Lois chỉ là một trong số 1000 người trên thế giới mắc chứng bệnh kỳ lạ này. 70% số người mắc bệnh này là nam giới. 

Hiện nay các bác sĩ chưa tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh. Cách duy nhất để giúp những bệnh nhân có thể sống chung với bệnh đó là sự kiên nhẫn và tình yêu thương của những thân trong gia đình.

Món ăn ngày tết - Món ăn kị thịt gà

Món ăn ngày tết - Món ăn kị thịt gà

Mon an ngay tet - Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết. 


Vì vậy, khi ăn thịt gà cần kiêng tỏi, rau cải và hành sống. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.



Thịt gà kị cá chép, tôm, mận


Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.

Ngoài ra, không ăn thịt gà với cá chép, tôm, mận. Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.

Thịt lợn không kết hợp cùng thịt bò, đậu


Thịt bò kị lươn.


Thịt lợn rất kỵ với một số thực phẩm như gan, đậu tương… bởi nếu nấu cùng bạn sẽ có khả năng gặp các vấn đề về đường ruột, dinh dưỡng….

Là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, từ lâu thịt lợn đã được các bà nội trợ tin dùng như loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.


Chắc chắn thịt lợn và thịt bò thì không thế chế biến thành cùng một món ăn rồi. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Tiếp đó là thịt lợn và gan. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.

Thịt lợn và đậu tương thì sao? Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. 

Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốtpho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Ngoài ra, không nên ăn thịt lợn với ốc bươu, cam thảo.

Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.

Ngày Tết, những người vẫn đang phải dùng thuốc Đông y nên tránh xa bánh chưng, xôi đỗ xanh và củ cải trắng.

Nếu uống thuốc đông y bổ nhiệt có thành phần nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí, giảm khí, phá khí. Nếu dùng nhân sâm kết hợp với củ cải, sẽ làm yếu đi công hiệu bổ khí của nhân sâm. 

Các loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô…đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải. 

Bất luận là củ cải sống hay chín thì đều có tác dụng hành khí, cần chú ý tránh kết hợp dùng với thuốc bổ. Ngoài ra, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể “ngăn chặn” tác dụng bổ ích của nhân sâm và một số loại đông y. 

Thuốc đông y dưỡng dạ dày “sợ” gạo nếp. Gạo nếp, các loại thịt… không dễ tiêu hóa, người đang uống thuốc dưỡng dạ dày khỏe tỳ tốt nhất ít ăn để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Người già thì chức năng dạ dày đường ruột đã kém đi, nếu ăn nhiều thực phẩm loại này, sẽ làm cho bệnh dạ dày đường ruột càng nặng thêm.

Người uống thuốc đông y thanh nhiệt tránh xa ớt cay.Nếu bạn đang uống các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàn liên, hoàng cầm... hoặc các loại thuốc hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh… thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích ví dụ như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu… nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc thanh nhiệt trong máu.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Lẩu bò nhúng giấm chua cay

Lẩu bò nhúng giấm chua cay

Từng lát thịt bò được nhúng vào nước giấm để chín tái, cuộn với bánh tráng và các loại rau, chấm mắm nêm sẽ mang lại cho bạn cảm giác khó quên. Một món ăn nổi tiếng của ẩm thực Sài Gòn.
Sài Gòn có rất nhiều con phố ăn uống, quán xá với đa dạng món ăn độc đáo. Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, người ta sẽ không thể bỏ qua các loại lẩu. Lẩu được xem là một món ăn truyền thống, mà khi đi bất cứ quán nhậu hay nhà hàng nào người ta cũng dễ dàng bắt gặp.


Lẩu bò nhúng giấm chua cay có nguyên liệu và cách chế biến khá đơn giản. Tùy vào số lượng người ăn trong gia đình, bạn có thể mua thịt bò phi lê cho đủ dùng, chuốt chát, khế chua, dưa leo, giá, củ cải trắng, bánh tráng, mắm nêm, thơm, dừa xiêm, hành tây, các loại rau sống, giấm và gia vị nêm...


Thịt bò sau khi mua về, lát thật mỏng và to bản, xếp ra đĩa cho lên thịt bò. Củ cải trắng và cà rốt xắt sợi, rồi ngâm vào hỗn hợp dấm và đường cùng chút muối, làm đồ chua. Các loại rau rửa sạch, dưa leo cắt lát dài, khế cắt lát mỏng, chuối chát gọt vỏ, cắt lát mỏng rồi cho vào một thau nước có vắt chanh ngâm cho trắng, khi ăn mới vớt ra.


Cách chế biến nước chấm cũng khá đơn giản, bạn giã thơm, ớt, tỏi cho thật nhuyễn, sau đó cho đường, mắm nêm , tí nước, chanh vào sao cho có vị mằn mặn và hơi chua chua.


Trước khi dùng, cho giấm vào nồi lẩu, đun sôi, nêm sao cho vừa ăn, cho thêm ít sa tế. Khi ăn miếng thịt nào thì hãy nhúng miếng đó, đừng để hết thịt bò chín quá sẽ dai và mất ngon. Khi ăn, bạn nhúng thịt bò vào nước giấm cho tái, cuộn bánh tráng và các thứ rau sống, xà lách, chuối, khế, rồi chấm với mắm nêm đã chế biến.


Ngoài ra, để món ăn được làm đúng theo kiểu Nam Bộ, bạn có thể dùng nước dừa xiêm đổ vào nồi, cho khoảng nửa củ hành tây thái nhỏ, rồi mới cho giấm và nêm nếm sao cho vừa ăn.


Người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm, bất kể ngày mưa hay ngày nắng. Tuy nhiên, nếu được ngồi cùng bạn bè, người thân trong một ngày mưa, để rồi cùng nhau thưởng thức một nồi lẩu chua cay, thơm phưng phức như lẩu bò nhúng giấm sẽ chẳng còn điều gì có thể thú vị bằng.


Để tìm món ăn này tại quán, bạn có thể ghé Anh Ba trên đường Phan Xích Long - góc Phan Xích Long với Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), TP HCM.

Những món chay ngon cho ngày tết

Những món chay ngon cho ngày tết

Món chay được chế biến với nguyên liệu chính là rau củ thiên nhiên. Nếu như vào những mùa chay của Phật giáo, người ta nhớ đến thực đơn với tên gọi khá đặc biệt: Thập bát La hán, Tứ sự, Bát Bảo, Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế… thì những mon an ngay tet cũng rất đặc trưng của mùa. 


Thêm vào mâm cỗ đầy ắp những món ăn cổ truyền thơm ngào ngạt và béo ngậy một vài món ăn chay, bạn sẽ cảm thấy mâm cỗ ngày Tết thú vị hơn rất nhiều.



Món "Nắng xuân ươm mầm".


Thay cho bữa cơm hàng ngày với nhiều món mặn phức tạp bạn có thể làm món “Nắng xuân ươm mầm” bao gồm: Cơm rang với các loại đậu, cà rốt, khoai tây và một chút gia vị là sự ấm áp của nắng xuân, là điều kiện làm cho hạt nảy mầm.
Nguyên liệu:
- Cơm để nguội
- Cà rốt thái hạt lựu
- Đậu Hà Lan
- Khoai tây thái hạt lựu
- Xúp lơ xanh thái nhỏ
Cách làm:



- Rang săn cơm nêm gia vị vừa ăn.

- Rang các loại rau củ trên vừa chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Đổ cơm đã rang vào đảo đều rồi xúc cơm ra đĩa ăn nóng
“Nắng xuân ươm mầm” nên kết hợp với “Nghiêng nón đón xuân” được chế biến từ nấm rơm rim khô với nước dừa. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn và gia đình có bữa cơm tuyệt vời.
Món "Nghinh xuân".
Món “Nghinh xuân” là sự bổ sung đúng đắn cho các bà nội trợ trên bàn ăn. Món chay này có hương vị chua, ngọt, bùi và giàu màu sắc sẽ giúp các thành viên trong gia đình ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
- Đu đủ xanh ngả vàng thái chỉ
- Cà rốt thái chỉ
- Lạc rang thơm, giã vỡ hạt
- Giấm, tỏi, ớt, gia vị, đường, mắm
- Rau kinh giới thái nhỏ
Cách làm:
- Đu đủ trộn với cà rốt, đảo với ít muối cho mềm, để ráo nước rồi bày ra đĩa.
- Pha nước mắm tỏi, ớt sao cho chua, ngọt, mặn vừa ăn rồi rưới lên đĩa đu đủ, cà rốt.
- Rắc lạc và rau kinh giới lên trên.
Món "Cội mai già hóng gió".



“Cội mai già hóng gió” gồm các loại rau xà lách, một ít bột thính khoai tây cuốn lại với nhau, người sành ăn chay gọi đó là bì cuốn dùng để “ăn chơi”. Với món này gia đình bạn có thể ăn riêng đến no hoặc ăn kèm với cơm và các món mặn.

Nguyên liệu:
- Rau xà lách hoặc rau diếp
- Bột thính khoai tây
- Bánh đa nem ăn liền
- Giấm, tỏi, ớt, gia vị, đường, mắm.
Cách làm:
- Cuộn rau đã thái vừa với bột thính khoai tây trong bánh đa nem.
- Pha nước chấm tỏi chua, ngọt, mặn vừa ăn.
Thế là bạn đã có thêm một món chay trên bà ăn rồi đấy.
Món "Hoa nở trong đầm bất tử"



Món chay vô cùng giàu vitamin và chất khoáng cho gia đình bạn là món“Hoa nở trong đầm bất tử” với nghệ thuật pha trộn màu sắc: xanh ớt Đà Lạt, màu nõn hoa cải, vàng khoai tây, trắng cải trắng, đỏ tươi cà rốt và ít bột bắp trong tạo sự kết dính. Món chay này sẽ giúp mâm cơm của bạn thêm sinh động và hấp dẫn.

Nguyên liệu:
- Ớt xanh Đà Lạt, khoai tây, cải trắng, nõn hoa cải, cà rốt, tất cả thái vừa ăn
- Bột bắp
- Gia vị
Cách làm:
- Xào hỗn hợp rau chín tái, nêm gia vị vừa ăn
- Khuấy tan bột bắp với nước (chú ý ko để quá loãng hoặc quá đặc) rồi đảo với rau đến khi bột trong sền sệt.
Món "Hội tụ tháng giêng"



Cùng gia đình thay đổi bữa cơm với “Hội tụ tháng Giêng” chính là món bún riêu cua đầy hấp dẫn mà rất ai cũng ưa thích. Sự kết hợp giản dị và hài hòa của cà chua, đậu phụ rán, nấm rơm, riêu, bún tươi, rau muống chẻ, hoa chuối, giá và một chút mắm dậy mùi sẽ khiến bạn không thể bỏ qua được.

Nguyên liệu:
- Cà chua
- Đậu phụ
- Nấm rơm
- Rau muống chẻ, hoa chuối thái vừa ăn, giá, hành
- Bún, gia vị, hạt nêm, giấm bỗng, mắm.
Cách làm:
- Nấu nước dùng gồm: cà chua lấy màu, gia vị nêm sao cho nước ngọt, mặn vừa ăn. Cho ít mắm dậy mùi và giúp nước chan thơm và chua hơn với dấm bỗng.
- Đậu phụ thái nhỏ rán vàng
- Nấm rơm xào chín
- Cho đậu phụ, nấm, và hành thái nhỏ lên trên bún rồi chan nước dùng đang sôi.
Món chay ngày Tết rất đa dạng nhưng nếu kết hợp các món kể trên, ta sẽ có một bàn tiệc chay với đầy đủ chất, hương, vị và sắc. Không chỉ thế, bạn sẽ sẵn sàng sáng tạo nhiều món ăn chay theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Sau bữa ăn, bạn có thể dùng thêm các món tráng miệng với hương vị mát lành của “Hoa quả mùa xuân” gồm các loại trái cây bốn mùa đầy phong phú… Bạn sẽ có mâm cơm chay ngày xuân đầm ấm, vui vầy.

Món ăn ngày tết - Tết này ăn gì?

Món ăn ngày tết - Tết này ăn gì?

Mon an ngay tet - Từ xưa đến nay, người Việt thích ăn ngon, ăn nhiều trong ngày tết nên ta có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Ngày tết ta có “cỗ” tết: Ở miền Bắc ngoài món thịt đông đặc biệt còn có chả lụa (giò lụa), chả quế, chả đầu (giò thủ), canh măng, chân giò, nấm hương, miến gà, nem rán, xôi gấc và không thể thiếu bánh chưng xanh, dưa hành.


Ngày nay, dầu muốn giản dị hóa, người Việt vẫn còn nhắc “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tục dựng nêu đã mất, muốn làm sạch môi trường và tiết kiệm nên nước ta không còn đốt pháo nhưng nếu không có bánh chưng xanh thì không được. Vì thế bánh chưng, bánh dầy không thể thiếu ở miền Bắc. Miền Nam thì dùng bánh tét. Không phải “thịt mỡ dưa hành” mà “thịt kho nước dừa, dưa giá”. Thịt kho miền Nam rất độc đáo, chẳng biết vì sao có người gọi “thịt kho Tàu”? Người Tàu không bao giờ kho thịt với nước mắm, người Việt không bao giờ kho thịt với xì dầu. Tại sao lại gọi “kho Tàu”? Người Việt còn gọi là “kho rục”. Miền Nam ngày tết luôn có nem bì và củ kiệu.


Miền Trung có dưa món và một món đặc biệt gọi là “tré”, ít dùng chả lụa mà là chả bò và giò thủ nhưng đặc biệt phải có thịt chua và tai heo. Ngoài ra còn có các món đặc sản như bánh lá, bánh nộm không thể thiếu. Do khí hậu mà miền Bắc lạnh nên có thịt đông mà các nơi khác không có.


Ngày tết, không thể thiếu mâm ngũ quả vì người Việt coi số 5 vô cùng quan trọng trong đời sống như ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị (trong ẩm thực), ngũ âm (trong âm nhạc). Nguyên gốc, mâm ngũ quả có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống người Việt có sự khác biệt, người dân từng miền không thể lúc nào cũng kiếm được đủ 5 loại trái cây này. 



Từ đó dẫn đến cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam. Miền Trung có lẽ cũng trưng bày mâm ngũ quả giống như miền Nam. 5 thứ trái cây miền Nam thường có: mãng cầu, dừa, sung, đu đủ và xoài vì nói theo giọng Nam thì “cầu vừa đủ xài và sung túc”, còn miền Bắc thường có: chuối, bưởi hoặc quả phật thủ, đào, hồng và quýt (hoặc quất).


Về cách trình bày, thường người ta chọn những quả lớn, có trọng lượng để ở giữa sau đó mới đan chen những loại quả chung quanh để tạo thành một mâm ngũ quả hình tháp. Riêng dưa hấu luôn lựa một cặp dưa loại thật to để hai bên bàn thờ.



Trong ngày Tết cổ truyền, cùng với “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì mứt Tết cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày xuân. xuân 2013, Trí Đức Food giới thiệu nhiều chủng loại truyền thống. Trong đó có các sản phẩm mứt Tết đa dạng, độc đáo với nhiều mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng như mứt dừa, bí, cà chua, khoai lang, cà rốt, gừng, quất...



Các sản phẩm mứt Tết trên đều được làm từ các nguyên liệu củ, quả dân dã và gần gũi, được Trí Đức chọn lựa kỹ càng và sản xuất trên dây chuyền khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, đồng thời, vẫn giữ được hương vị, màu sắc tự nhiên vốn có. Đặc biệt, năm nay, công ty còn cho ra đời những sản phẩm bánh mứt gừng Lạc Xuân, thạch nha đam sunfarm cao cấp với mẫu mã bao bì hiện đại, có thể dùng làm quà tết biếu cho người thân trong ngày Tết.


Ngày tết cũng không thể thiếu mứt, kẹo. Người Việt có rất nhiều thứ mứt vì theo văn hóa ẩm thực mỗi thứ mứt có tác dụng trị được một bệnh. Như mut gung: ấm tì vị, dễ tiêu, chống đầy bụng, đầy hơi; mứt bí: giải nhiệt; mứt dừa: nhuận trường; mứt sen: an thần, dễ ngủ; mứt quất: tiêu đàm, chữa ho. Thật ra mỗi thứ mứt đều có cái ngon riêng nên người bán thường trưng bày trong một hộp to 12 thứ mứt khác nhau như: mứt me, mứt mãng cầu, mứt mít, mứt thơm và gần đây có thêm mứt khoai lang. Kẹo thường dùng ở miền Nam có “thèo lèo”, kẹo dừa, kẹo đậu phộng, hột điều; miền Trung còn có mứt me và mè xửng…

Ngoài việc ăn còn nghĩ đến việc uống. Đặc biệt là các thứ rượu mạnh như rượu làng Vân (Bắc Ninh), rượu Bầu Đá (Bình Định) và rượu đế (khắp cả nước). Ngày nay, còn có thêm nhiều thứ rượu Tây các loại khác. 

Người Việt có những mon an ngay tet rất đặc biệt và đa dạng trong ngày tết. Và từ đó chúng ta có thể hiểu được vì sao người Việt không nói “mừng lễ tết” mà thường nói “ăn tết”

Chả ốc nướng lá lốt lạ mà ngon

Chả ốc nướng lá lốt lạ mà ngon

Hương vị hấp dẫn của món chả ốc nướng lá lốt có lẽ chẳng ai chối từ được. Chế biến món ngon này cho gia đình bạn nhé.




Nguyên liệu:


- Ốc bươu: 1 kg
- Giò sống: 200 g
- Lá lốt, hành củ, mộc nhĩ, gừng
- Mắm ngon, bột nêm, hạt tiêu, ớt
- Que xiên
- Dầu ăn


Cách làm:


Bước 1: Ốc bươu rửa sạch, luộc sơ qua lấy phần đầu ốc rồi rửa sạch bằng muối và chanh sau cùng cắt nhỏ. Lá lốt lấy lá non thái chỉ, mộc nghĩ ngâm nở thái chỉ, hành củ thái nhỏ.


Bước 2: Cho ốc, giò sống cùng mộc nhĩ, lá lốt, ớt, hạt tiêu và hành khô vào xay nhuyễn cùng ½ thìa bột nêm.



Bước 3: Lá lốt rửa sạch để ráo sau đó cuộn từng cái chả lại và dùng quen xiên lại như hình bên. Làm như vậy cho tới khi hết nguyên liệu nhé.



Bước 4: Dùng bếp điện nướng hoặc than hoa để nướng.



Bước 5: Khi nướng thỉnh thoảng rưới lên mình chả ốc ít dầu ăn để chả ốc không bị khô khi nướng.


Bước 6: Nướng chín chả ốc rồi bày lên đĩa chấm chả ốc với ít mắm gừng. Rét thế này có chả ốc nướng lá lốt chấm mắm gừng thì ấm bụng phải biết.


P/s: Để có bát mắm gừng chấm ốc ngon nên pha mắm theo tỷ lệ: cho 1 thìa đường + 2 thìa nước mắm + gừng giã nhuyễn+ớt thái nhỏ.

Thơm ngon với ốc xào chuối đậu

Thơm ngon với ốc xào chuối đậu

Trời lạnh thưởng thức món ốc xào chuối đậu thật ngon. Thêm món ngon này vào khẩu phần ăn trong mùa lạnh cho gia đình bạn nhé.




Nguyên liệu:


- Ốc bươu (hoặc ốc ta): 1 kg
- Thịt ba chỉ: 200 g
- Chuối xanh: 2 quả
- Đậu trắng (đậu rán): 2 bìa
- Măng: 100 g
- Ớt tươi: 1 quả
- Me chua: 1-2 quả
- Hành khô: 1 củ
- Lá tía tô, lá lốt, hành hoa
- Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mì chính

Cách làm:

Bước 1: Ốc làm sạch, rửa nhiều nước đến khi hết nhớt.


Bước 2: Chuối xanh gọt vỏ ngâm nước để chuối không bị thâm, măng chua luộc qua nước sôi rồi xé nhỏ, thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn. Hành hoa, tía tô, lá lốt rửa sạch thái nhỏ.



Bước 3: Đậu trắng thái miếng nhỏ đem rán vàng các mặt.


Bước 4: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn sau đó cho ốc vào xào chín. Nêm một chút xíu bột nêm.


Khi ốc săn lại xúc ra đĩa.



Bước 5: Một nồi khác phi thơm hành với dầu ăn rồi cho thịt vào xào chín, để thịt ra phần mỡ rồi cho tiếp măng, chuối xanh vào. Me xanh cắt làm 2-3 phần cho vào nồi. Đun nhỏ lửa.



Bước 6: Tiếp đến cho ốc vào xào, đảo đều tay. Nêm gia vị vừa miệng.



Sau đó cho đậu vào (nếu thích xào ốc khô thì chỉ cho ½ bát nước còn nếu thích có nhiều nước đổ lượng nước theo sở thích của bạn). Nêm mì chính và cho hành hoa, tía tô vào.



Bước 7: Trút canh ra bát dùng nóng.


Ốc xào chuối đậu tuy đơn giản nhưng khi ăn thì ít ai chê bởi vị giòn giòn của ốc quyện với vị chua cay của me ớt, vị bùi thơm của chuối, đậu. Cả nhà sẽ thích mê.

Mẹo khi làm ốc:

- Để ốc sạch khi mua về bạn nên ngâm ốc trong nước gạo đặc, cắt vài lát ớt để ốc nhả bẩn trong miệng ra.

- Luộc qua ốc rồi lấy ruột. Phần ruột ốc chỉ cần thêm ít muối và chanh ốc sẽ mau sạch nhớt. Chúc bạn ngon miệng!

Popular

Lưu trữ Blog