Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Bánh chưng ngon cho ngày Tết

Bánh chưng ngon cho ngày Tết

Dân tộc nào cũng có mon an ngay tet truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

mon an ngay tet


Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng cho Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản. Với gạo nếp thật ngon, thịt ba chỉ, đỗ xanh, lá dong, thêm ít hạt tiêu và các gia vị… là đã có những chiếc bánh chưng thơm, ngon, vừa có vị béo ngậy của thịt, vị bùi bùi của đỗ xanh, ngọt dẻo của nếp mới.


mon an ngay tet

Bánh chưng gấc - món ăn dần được yêu thích trong những năm gần đây.

Tuy khiên, do khí hậu từng vùng mà cách ăn bánh chưng của mỗi miền đều có khác.

Người miền Bắc thường ăn bánh chưng với dưa hành với vị chua dịu, ngọt riêng và giòn giòn giúp không bị ngán hay quá nóng do ăn nhiều đồ nếp. Bởi vậy có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”…

Người miền Trung lại phong phú hơn. Bánh chưng thường ăn kèm với dưa góp với đầy đủ vị ngọt ngọt mặn mặn, hoặc đôi khi chỉ là chén nước mắm hay xì dầu thêm vài lát ớt. Ngoài ra, còn có các món khác như thịt heo ngâm mắm, lạp xưởng, thịt xá xíu…

Bánh chưng bánh tét

Người miền Nam cũng vậy, chiếc bánh chưng cũng là món ăn không thể thiếu, có thể ăn cùng với dưa món, thịt kho tàu, củ kiệu muối chua hay ngâm với giấm pha chút đường có vị ngọt dịu.

Ngoài ra, miền Trung và miền Nam, ngoài món bánh chưng còn có loại bánh khác cũng tương tự vậy là chiếc bánh tét. Các nguyên liệu thì gần giống nhau, nhưng bánh tét được làm hình tròn dài, thường cắt khoanh và bày trên mâm cơm trong những ngày tết. Bánh tét cũng có thể để nguyên, cũng có thể rán giòn chấm mắm, ăn với củ kiệu chua, hoặc kẹp với bánh đa ăn cũng rất ngon.

Ở Hà Nội, ngoài bánh chưng Tranh Khúc đã quá nổi tiếng, có rất nhiều cửa hàng nổi tiếng bán loại bánh dân dã này, đặc biệt rất hút khách, khách hàng phải chen lấn, xếp hàng, thậm chí phải đặt từ trước đó 1-2 tuần mới có hàng:


mon an ngay tet


mon an ngay tet

Bánh chưng và giá cả tại cửa hàng Quốc Hương

- Quốc Hương, số 9 Hàng Bông: Giá cả năm nay không biến động nhiều so với năm ngoái. Một chiếc bánh chưng đỗ xanh, thịt mỡ dao động từ 50.000-60.000 đồng tùy kích cỡ. Đặc biệt, giò chả cửa hàng này cũng ngon có tiếng.

- Cửa hàng Lan Hương ngay cạnh cổng vào gò Đống Đa, mặt Tây Sơn.

- Bánh chưng và giò chả các loại ở cửa hàng Như Lan trên đường Ngọc Khánh.

- Bánh chưng đỏ hay còn gọi là bánh chưng gấc ở 16A Lý Nam Đế.

- Bánh chưng bà Lũy ở Trần Xuân Soạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Popular

Lưu trữ Blog