Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Đồ uống tốt cho giấc ngủ của bạn

Đồ uống tốt cho giấc ngủ của bạn

Có rất nhiều thức uống có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ của bạn đấy. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những thức uống nào nhé!


Coca: Loại nước coca được chế biến bằng đậu coca là loại thức uống nóng được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng nhất trước khi đi ngủ.


Sữa ấm: Khoa học chứng minh rằng cho trẻ uống 1 tách sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ rất tốt cho sức khỏe, bởi một loại axit amin trong sữa có tên tryptophan sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các loại hóc môn cần có để có một giấc ngủ ngon.

Trà cúc cam: Nếu không muốn uống sữa trước khi đi ngủ, trà cúc cam là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Trà này sẽ giúp chúng ta thư giãn thần kinh và làm dịu bao tử, đặc biệt là cho một giấc ngủ yên bình. Một tách trà cúc cam không đường nếu được uống trước khi đi ngủ 30 phút sẽ càng phát huy hiệu quả tốt nhất.

Trà bạc hà: Cũng giống như trà cúc cam, trà bạc hà là một loại trà thảo mộc khác có ích cho cơ thể sau một ngày kiệt sức. Loại trà này có công dụng làm dịu bao tử, giảm cảm giác buồn nôn và lo âu.


Sô-cô-la nóng: Sô-cô-la là loại thức uống chứa nhiều kem hơn coca. Loại thức uống này thường được dùng chung với sữa và đặc biệt tốt cho trẻ con.


Theo iHay

Ngon khó cưỡng với thịt heo muối sả

Ngon khó cưỡng với thịt heo muối sả

Những ngày se lạnh mà có hương sả ớt cay cay trong bếp đã thấy ấm lòng. Món thịt heo muối sả rất dễ làm mà lại ngon miệng sẽ giúp bữa cơm gia đình bạn thêm phong phú.



Nguyên liệu:
2 hoặc 3 khoanh thịt ba chỉ, lựa phần sát bì 
2 hoặc 3 tép tỏi 
2 cây sả 
1 hoặc 2 trái ớt 
Gia vị: muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường.


Cách làm:


Thịt ba chỉ lọc sạch, có thể bỏ da nếu không thích ăn da. Lau thịt cho khô.


Để thịt nguyên khoanh nhỏ nhưng khứa thành từng miếng (chú ý khứa sao cho không đứt hẳn, chủ yếu để thịt ngấm gia vị).
Sả, tỏi, ớt băm nhỏ.
Ướp nguyên liệu sả vào tô thịt, thêm 1 muỗng muối nhỏ, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, ½ muỗng nhỏ đường, ½ muỗng nhỏ hạt tiêu.
Trộn đều và để ít nhất 2 tiếng cho thấm, có thể ướp sẵn để qua đêm.
Bắc nồi nhỏ hoặc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào nhiều hay ít dầu tùy bạn nhưng thịt ba chỉ có mỡ sẽ ra bớt trong quá trình chiên.
Chiên lửa trung bình cho thịt chín vàng 2 mặt.
Bỏ thịt ra đĩa, xắt thành từng khoanh mỏng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!


(Theo Afamily)

Những tác hại từ trái cây

Những tác hại từ trái cây

Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì chỉ cần 3 quả quýt là đủ bổ sung nhu cầu vitamin C của mỗi người. Nếu ăn nhiều quýt sẽ có hại cho vòm miệng và răng.


Không được ăn nhiều mận

Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca – P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.

Chất chua quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.

Ăn nhiều quýt hại dạ dày

Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì chỉ cần 3 quả quýt là đủ bổ sung nhu cầu vitamin C của mỗi người. Nếu ăn nhiều quýt sẽ có hại cho vòm miệng và răng.

Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.


Dưa hấu gây lạnh

Dưa hấu có tác dụng để giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu thường xuyên ăn thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.

Hồng dễ gây tắc tiêu hóa

Hồng có nhiều vitamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.

Đặc biệt không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, khi đó các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.

Chuối tiêu ức chế mạch máu

Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium, gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu.


7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu

Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.

Do đó, 7 trường hợp sau không nên ăn táo tàu: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.

Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả

Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo… Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm bệnh nặng hơn.

Vì trong hoa quả ngoài các chất dinh dưỡng còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía… Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo, không có lợi cho người bệnh.


Theo Eva.vn

Thịt lợn xốt tương

Thịt lợn xốt tương

Mới chôm bí quyết nấu ăn này từ cuộc thi "Thực đơn nhanh" do Bluestone tổ chức, đầu bếp là chị Nguyễn Thị Ngọc Phương nhé.





Tên nguyên liệu

Thịt lợn thăn: 1/2kg
tỏi, gừng băm nhỏ: 1 muỗng
dầu ô liu: 1 muỗng
nước tương: 1/2 chén
đường: 4 muỗng
nước: 1 chén
nước mắm tỏi ớt: 1 muỗng
hành hoa: 2 nhánh
dầu mè: 1 muỗng

Cách chế biến:

Cắt thịt thành những miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo xào cùng dầu thực vật khoảng 3 phút, cho đến khi thịt không còn màu hồng nữa.


Trong bát vừa, kết hợp các thành phần gia vị còn lại, đổ thịt lợn đã xào qua vào bát, cho vào nồi và đun sôi. Sau khi thịt sôi, hạ nhiệt và đun trong vòng 30 phút nữa hoặc cho đến khi nước sốt chỉ còn lại tầm 3 muỗng canh là được.

Khuấy đều thịt trong nước sốt để đảm bảo chúng ngấm gia vị.
Múc thịt ra bát, có thể rắc ít hành lá lên trên nếu muốn. Ăn với cơm trắng khi còn nóng sẽ rất ngon đấy.


Nguồn: ainoicuocsonglagioihan.vn 

Món ăn ngày tết - Gà rán lá chanh

Món ăn ngày tết - Gà rán lá chanh

Nói đến các món ngon ngày tết không thể thiếu món gà rán lá chanh, tuy nhiên để làm cho món ăn ngày tết này thơm ngon đúng vị là một điều không hề đơn giản. Chúng ta cùng học cách chế biến món ăn ngon này nhé.


mon an ngay tet

Nguyên liệu: 


500g phi-lê gà, 1 quả bơ, 5 lá chanh, 1 thìa cà-phê tỏi băm, 1 thìa cà-phê hành lá, 1 thìa cà-phê sả băm, 1 thìa súp hạt nêm, 2 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp tương ớt, que tre xiên. 
- Gia vị làm nước sốt: 1 thìa súp giấm, 2 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà-phê hạt nêm, tỏi băm. Thực hiện: 
Gà rửa sạch, để ráo nước rồi thái miếng vừa ăn ướp với hạt nêm, đường, tương ớt và hành lá, lá chanh thái nhỏ, tỏi, sả cho thấm gia vị. Dùng que tre xiên từng miếng gà rồi đem nướng. 
Quả bơ lấy thịt cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Cho giấm, đường, muối, tỏi băm và hạt nêm vào. Trộn đều, nêm vừa ăn. Gà nướng xong cho ra đĩa và chan sốt bơ lên. 
Món này dùng nóng. Chấm với tương ớt hoặc muối tiêu chanh. 
Bí quyết: 
Bạn nên ướp thịt gà 15 phút trước khi nướng cho thấm gia vị. Khi ướp cho dầu ăn vào để lúc nướng gà không bị khô.
Hy vọng với hướng dẫn cách làm món gà rán lá chanh sẽ giúp các bạn có thêm bí quyết để nấu món ngon trong dịp tết năm nay.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Món ăn ngày tết - Vui tết ngon bổ rẻ

Món ăn ngày tết - Vui tết ngon bổ rẻ

Nồi thịt kho trứng: vào những ngày cận tết, mặt hàng thịt thường tăng giá ở các chợ, nên mua thịt trong siêu thị hoặc cửa hàng Vissan để yên tâm về giá và đảm bảo thịt đã qua kiểm duyệt. Nếu quá bận rộn thì có thể mua thịt trước vài ngày đến một tuần.

Khi mua về nên rửa sạch, cắt thành từng khối tuỳ ý, để ráo nước, nếu chưa nấu ngay thì cho vào bao nilông cột kín để vào ngăn đông. Trước khi chế biến, mang thịt từ ngăn đông xuống để ở ngăn mát khoảng một ngày để rã đông từ từ, thịt sẽ ngon. Khối thịt càng lớn thì thời gian rã đông càng lâu. Không nên rã đông bằng lò vi sóng sẽ kém ngon.


Để tránh dư thừa và hâm đi hâm lại nhiều lần, chỉ nên kho vừa đủ dùng, kho xong để lượng đủ một ngày ăn trong nồi, phần còn lại cho vào từng hộp nhựa (hoặc bao nilông) vừa cho một bữa ăn và bảo quản đông lạnh. Khi cần sử dụng, sẽ lấy từng phần rã đông từ từ và hâm sôi lửa nhỏ.

Canh khổ qua hầm: chỉ nấu vừa đủ vì hâm nhiều lần khổ qua sẽ mềm nhũn, dễ ngán.

mon an ngay tet

Canh măng hầm: có thể chia nhiều phần để đông lạnh và ăn dần vẫn ngon. Bữa ăn nhiều đạm, có thêm chén canh măng đỡ ngán. Măng không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà nhiều chất xơ giúp chống táo bón, quét sạch chất độc, chất thải, cholesterol ra khỏi cơ thể.

Canh rau: có thể nấu sẵn nước dùng (hầm xương thịt) chia từng phần để đông lạnh, khi cần ăn thì đun sôi và cho rau tươi vào sẽ có được món canh rất nhanh, ngon mà đổi món mỗi ngày. Hoặc dùng làm món lẩu thập cẩm cũng rất hấp dẫn.

Bánh chưng: mua bánh mới và bảo quản trong tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó và nhớ để nguyên bao lá bên ngoài để bảo vệ phần bánh còn lại. Nếu ăn không kịp thì nên để ngăn đông, khi cần ăn sẽ hấp nóng bằng hơi nước hoặc lò vi sóng.

Dưa món, dưa kiệu: món ăn kèm này giúp bữa ăn thêm ngon miệng nhưng chứa nhiều muối, nên ăn có mức độ.

mon an ngay tet

Các món chế biến sẵn như chả lụa, giò thủ, thịt nguội, bì, thịt đông, dưa lỗ tai heo… là những món ăn nhanh và ngon miệng nhưng rất giàu đạm và béo. Chất béo từ da, dạ dày và mỡ heo chứa nhiều chất béo no và cholesterol dễ làm tăng tình trạng xơ vữa thành mạch và tăng huyết áp.

Thịt heo, bò, cá, tôm, mực tươi: chỉ mua vừa đủ, chia thành từng phần để ngăn đông và ăn dần trong mấy ngày tết. Thịt heo, bò rất dễ mua, mùng 2 tết siêu thị đã bán trở lại nên không cần trữ nhiều. Cá đồng cũng dễ mua ngay trong tết, nhưng cá biển thì thường ra giêng mới có hàng tươi nên có thể mua một ít để dành.

Rau xanh, củ, quả: rau rất dễ bị héo và úng nên không mua nhiều và cần dùng trước, bắp cải, bông cải, càrốt bảo quản được lâu hơn nên sẽ dùng sau. Khi mua rau về nên giũ sạch đất cát, cắt bỏ gốc rễ, gói giấy hút ẩm và cho vào bao nilông đục lỗ rồi trữ trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu. Tránh dùng giấy báo để gói rau vì mực in chứa nhiều chì không tốt cho cơ thể, chất liệu để làm giấy báo cũng không đảm bảo vệ sinh.

Bánh, mứt, kẹo: chọn loại bánh ưa thích bọc trong từng gói nhỏ vừa tiện trưng bày tiếp khách lại không sợ bị mềm, cũng dễ bảo quản. Không ăn nhiều mứt vì dễ tăng cân, làm trẻ biếng ăn bỏ bữa, người có tuổi tăng đường huyết. Không chọn loại có nhiều màu sắc sặc sỡ. Có thể thay kẹo, mứt bằng trái cây và các loại hạt sấy khô. Lượng đường tự nhiên trong trái cây sấy khô dễ ăn mà không làm rối loạn mức đường trong máu.

Trái cây chưng tết: chọn loại có vỏ dày, có thể để lâu không sợ hỏng. Bưởi, cam, quýt, thanh long, dưa hấu, xoài, táo có thể để được vài ngày hoặc lâu hơn. Khi sử dụng nhớ chọn loại mau hỏng dùng trước. Nho rất mau hỏng nên khi cúng xong là cho vào bao nilông bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh ngay. Các loại khác sau vài ngày chưng tết, nếu ăn không kịp thì có thể “thanh toán” nhanh bằng cách cắt nhỏ làm món cocktail, hoặc nước ép trái cây.

Thức uống cho xuân

Nên chuẩn bị sẵn trà ngon để tiếp khách.
Nước trà gừng giúp ấm bụng và dễ tiêu hoá khi ăn những bữa tiệc thịnh soạn.
Nước ép thơm giúp dễ tiêu hoá khi ăn nhiều thịt cá. Nước ép trái cây đóng hộp chứa nhiều đường và ít vitamin so với nước trái cây tươi, không nên uống quá thoải mái. Nước ngọt có gas, các loại xirô chứa rất nhiều đường mà không có dưỡng chất cần thiết nên chỉ dùng ít thôi. Không uống nhiều rượu bia vì có hại cho gan, dạ dày, não, tim mạch.
Có thể dùng nước trái cây lên men trong các bữa tiệc thay cho rượu bia, vừa ngon, giá cả chấp nhận được mà không sợ tác hại như thức uống có cồn.

Món ngon từ khế

Món ngon từ khế

Tuy không vinh dự đại diện cho quê hương, nhưng khế chua xứng đáng là cô Tấm - biến nhiều món ăn chân quê ngon thần tiên và trở thành những bài thuốc hết sức hiệu quả!







Nếu được chăm sóc, khế chua sẽ cho trái quanh năm - Ảnh: Tấn Tới


Cây khế quá đỗi thân quen với nhiều người, từ thôn quê đến thành thị. Song làm sao “hô biến” khế thành nhiều món ngon bài thuốc, mới là điều cần suy ngẫm.

Giống khế dễ trồng, sức đề kháng cao. Và nếu được tưới nước thường, không cần “ăn” nhiều phân bón, khế sẽ cho trái quanh năm. Tha hồ trèo hái.

Theo đông y, nước cốt quả khế chua giúp sinh tân dịch, giải khát và trị nóng sốt. Lá khế giã nhỏ chữa các chứng: lở loét, mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.
Khế rừng (Connaraceae), dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh, chữa đi tiểu vàng, đỏ, đái láu, mụn nhọt (Cây Nhà Lá Vườn, TS. Võ Quang Yến, trang 271)

Rạo rực gỏi (nộm) khế

Như có duyên “tiền định”, khế rất hợp với các loại hải sản: tôm, cua, ốc, hến...

Nhắc đến khế chua, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thân vương triều Nguyễn (ở Gò Vấp, TP.HCM) biết nhiều món ăn bài thuốc, liền trầm trồ với món gỏi lạ. Theo đó, những quả khế xanh non, cỡ đầu đũa, là vai chính trong món gỏi này. Phụ trợ có ít trái ổi sẻ gần chua, xẻ nhỏ, với mớ đọt ổi sẻ cùng rau cây chuối hột non, bắp chuối ... Vắt thêm ít nước cam giấy cho mùi chua thơm, dịu ngọt càng lan tỏa. “Bảo đảm ngon “quằn đũa”! Lại không tốn kém nhiều. Nhà nông chỉ rảo ra sau vườn, đã có ngay những nguyên liệu vừa kể, rất tươi non và an toàn”, ông Ưng Viên hào hứng chia sẻ.

Muốn thêm đạm, bạn có thể cho vào tép bạc đất hoặc thịt heo ba chỉ luộc, đậu phộng (lạc) rang giã ba, rắc ít cọng ngò rí, húng quế, ngò gai... Không ngon ngất ngây mới lạ!

Ông Ưng Viên còn tiết lộ, món gỏi “cổ” này từng là bài thuốc lành, giúp tăng sức đề kháng cho ông cha ta thời xưa.


Buông đũa còn thèm món gỏi ba khía trộn khế - Ảnh: Tạ Tri


Khi trời đất Nam bộ vào mùa mưa. Không ít con dân xứ Gò Công, Tiền Giang lại “thổn thức” về món gỏi khế ba khía. Ba khía là giống giáp xác “nhà nghèo”, đặc trưng của rừng ngập mặn Đông và Tây Nam bộ. Trước trữ lượng chúng khá nhiều, thế nên người ta bắt đem làm mắm để ăn dần. Nay “quân số” chúng đang giảm mạnh, do đất rừng bị khai thác để nuôi tôm công nghiệp hay làm cụm cảng.

Nhà văn Phan Trung Nghĩa, thổ địa của vùng Cà Mau, Bạc Liêu từng ăn mắm ba khía “mòn răng”, khi thưởng thức món gỏi vừa kể đã phải trố mắt kinh ngạc. Và anh thốt lên: “Ồ! Nem công chả phụng là đây!”

Ấn tượng khó phai của món gỏi này là màu nước gỏi trắng đục tựa sữa, thơm chua thanh dịu, ngọt bùi lẫn beo béo. Càng nếm càng ghiền! Đấy là sự giao thoa giữa nước cốt trái khế chua hườm (gần chín) với thịt nạc tươi của ba khía. Thật lạ, chỉ có khế chua mới lập nên kỳ công này!

Bông hẹ xào lòng gà tẩm mật ong

Bông hẹ xào lòng gà tẩm mật ong

Sắc xuân hội tụ khắp nơi. Những bông hoa của trời mang theo hơi thở mùa xuân len lỏi vào từng gia đình Việt, thay một lời chúc đầy hương sắc cho cả bốn mùa.






Nguyên liệu:

- Lòng gà: 2 bộ, bông hẹ: 400 gr

- Tỏi: 2 thìa canh, hành: 2 thìa canh.

- Mật ong: 2 thìa canh, rượu gừng: 2 thìa cà phê.

- Dầu hào: 1 thìa canh, tương ớt: 2 thìa cà phê.

- Hạt nêm: 2 thìa cà phê, tiêu sọ: 1 thìa cà phê. Một ít muốt hạt, dầu ăn để xào

Cách làm:

Lòng gà rửa sạch,dùng muối hột chà qua mề gà cho sạch nhớt. Cắt lòng gà thành lát vừa ăn. Ướp lòng gà với mật ong, rượu gừng, hạt nêm, 1 thìa tỏi và hành băm.

Bông hẹ rửa sạch để ráo, cắt khúc vừa ăn.

Phi thơm dầu ăn với hành và tỏi, cho lòng gà vào xào với lửa lớn, đảo đều tay cho đến khi lòng gà chín thì cho bông hẹ vào đảo đều tay. Rắc thêm một ít tiêu sọ đập dập rồi tắt bếp.

Bày rau ra đĩa, rưới lên một ít sốt dầu hào trộn tương ớt. Dùng với cơm nóng rất ngon.

"Hô biến" ngũ quả thành món ngon khó cưỡng

"Hô biến" ngũ quả thành món ngon khó cưỡng

Một chút biến tấu nhỏ qua sự hướng dẫn của bếp trưởng Lê Phú Đức từ nhà hàng Hội An (Q.1, TP.HCM) những loại trái cây từ mâm ngũ quả như dừa, đu đủ, xoài... có thể tạo thành những món ăn ngon mà vẫn đậm chất Việt.


Tôm hùm xốt hoa quả

Nguyên liệu:

- Tôm hùm: 1 con; táo: 1 trái; dâu: 20 gr; xoài: 20 gr; thơm: 20 gr; lê: 20 gr; quýt: 1 trái.

- Gia vị: muối, đường, bột gà. Một ít nước dùng. Dầu ăn, tỏi băm: 5 gr.

Cách làm:

Tôi hùm làm sạch, lấy thịt, cắt miếng vừa ăn. Hấp chín, giữ lại vỏ để trang trí.

Quýt vắt lấy nước cốt. Dâu, xoài, thơm, lê cắt hạt lựu.

Đun nóng dầu, cho tỏi vào phi vàng, cho dâu, xoài, thơm, lê vào xào chín, thêm nước dùng, bột gà vào nấu sệt lại, nêm gia vị vừa ăn.

Tắt bếp.

Bày tôm ra đĩa, rưới xốt hoa quả lên trên. Dùng nóng.

Gỏi cuốn mùa xuân


Nguyên liệu:

- Tôm sú: 150 gr; xoài: 60 gr; táo: 60 gr; thơm: 60 gr; rau xà lách: 30 gr; chanh: 1 trái; hành lá: 10 gr; bánh ướt: 30 gr, bánh tráng: 6 cái.

- Gừng thái sợi: 5 gr. Nước mắm chua ngọt, muối: 2 muỗng canh.

Cách làm:

Tôm sú rửa sạch, hấp chín với một ít gừng thái sợi. Để nguội, bóc vỏ, lấy chỉ lưng cho đỡ tanh.

Táo gọt vỏ, cắt sợi, ngâm vào nước có pha một ít muối và chanh. Xoài, thơm gọt vỏ, thái sợi dài bằng chiều dài của miếng gỏi cuốn. Rau xà lách rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh cho giòn.

Trải bánh bánh ướt chồng lên trên bánh tráng rồi cho rau xà lách, tôm, xoài, táo và thơm vào bên trong, cuộn lại. Dùng cọng hành chần nước sôi cột lại.

Chấm kèm với nước mắm chua ngọt. Có thể thay tôm bằng các nguyên liệu có trong ngày tết như thịt heo ngâm nước mắm, tai heo ngâm dấm...

Súp dừa nấm đông cô



Nguyên liệu:

Tôm sú: 50 gr, mực: 30 gr, sò điệp: 30 gr, trứng gà: 2 quả; nấm đông cô: 10 gr; một trái dừa tươi.

Bột năng: 2 thìa canh, hạt nêm: 2 thìa cà phê, đường: 1 thìa cà phê, muối: 1 thìa cà phê, một ít tiêu bột; nước cốt gà: 50 ml.

Cách làm:

Tôm sú bóc vỏ, lấy chỉ lưng, cắt hạt lựu. Mực, sò điệp làm sạch, thái hạt lựu. Nấm đông cô ngâm nước cho nở, thái miếng mỏng. Dừa tươi chặt phía trên miệng, lấy nước, để lại phần quả đựng súp.

Trứng gà cho vào tô, đánh đều tay.

Nước dùng gà nấu sôi, cho tôm, mực, sò điệp, nấm đông cô vào nấu chín. Trút nước dừa vào trong, nấu sôi lại, cho trứng gà vào khuấy đều tay. Pha bột năng với nước lọc giúp món súp sánh lại mà không vón cục. Tắt bếp, múc súp vào trái dừa. Rắc thêm một ít tiêu bột lên trên. Dùng nóng.

“Bộ tứ” tròn vị ngày xuân

“Bộ tứ” tròn vị ngày xuân

Không biết tự bao giờ, giò, nem, ninh, mọc trở thành các món truyền thống không thể thiếu của người Việt trong mâm cỗ đón Tết.

Các gia đình dù kinh tế khấm khá hay khó khăn đều cố gắng chuẩn bị chu tất, thịnh soạn những món trên cho mâm cỗ đón ông bà.
>> Mon an ngay tet



Mâm cỗ thịnh soạn ngày xuân - Ảnh: Đoàn Xuân

Giò:

Giò được làm chủ yếu từ thịt heo. Sau này điều kiện kinh tế phát triển, các gia đình tự làm thêm các loại giò bò, giò gà, giò xào, giò thủ…, nhờ đó hương vị mâm cỗ ngày tết thêm phần thịnh soạn.

Nguyên liệu chính để làm nên giò là thịt, giò, tiêu, và hành… tất cả được xay nhuyễn, sau đó trộn thêm với một ít bột gạo cho giò được giòn và chắc. Giò gói bằng lá chuối luộc chín trong nhiều giờ và có thể giữ được cả tuần mà không sợ hỏng.

Nem: 

Nguyên liệu để làm nem từ thịt heo sống, xay nhuyễn ướp trộn với bì, gia vị tiêu, tỏi lát, lá đinh lăng và được ủ chua cho lên men đến chín. Nhiều người khi biết nem làm từ thịt sống thì không dám ăn, nhưng khi đã ăn rồi sẽ nghiền vị chua thanh, ngòn ngọt, giòn giòn, thơm thơm cay cay được hòa quyện nơi đầu lưỡi.

Nem chua Quảng Ngãi - Ảnh: Trang Thy 

Nem chua đã biến tấu theo không gian và thời gian từ Bắc vào Nam, mỗi miền lại có những gia vị, hương liệu khác nhau. Nếu miền Bắc làm nem chua, nem chạo, thì miền Trung và miền Nam khi làm nem thường thêm đường, tỏi, ớt để tăng vị chua cay ngọt.

Ninh:

Ninh là món hầm góp mặt trong mâm cỗ ngày tết để bớt khô khan, tùy theo mỗi nhà mà món ninh được nấu bằng nguyên liệu gì. Món ninh phổ biến nhất là ninh măng. Nhưng cũng tùy vào loại măng mà mỗi miền lại có cách nấu khác nhau.


Giò heo hầm măng - Ảnh: Đoàn Xuân 

Ở miền Bắc dùng măng khô ninh với lưỡi lợn, miền Trung dùng măng khô ninh xương, còn miền Nam thì hay dùng măng tươi để ninh.

Mọc:

Mọc được nấu từ thịt nạc xay nhuyễn nêm gia vị tiêu, mộc nhĩ, bì heo rồi vo lại thành những viên tròn. Khi nấu, thả từng viên vào trong nồi nước đang sôi (đã nêm gia vị) khi thấy viên thịt nổi lên là được.

Món mọc cũng biến tấu từ Bắc vào Nam. Miền Bắc trứ danh món bún mọc, tới miền Trung thì cải biên nấu cùng với miến, vào đến miền Nam thành nấu khổ qua nhồi thịt. 


Món mọc miền Trung - Ảnh: Thanh Ly

Ngoài giò, nem, ninh, mọc ra, trong mỗi mâm cỗ ngày tết của gia đình người Việt còn có thêm nhiều món ngon mang đặc trưng văn hóa vùng miền.

Ăn tết vui mà khỏe

Ăn tết vui mà khỏe

Tết thường là những chuỗi dài của các buổi tiệc tùng với nhiều loại thực phẩm đặc biệt hơn ngày thường khiến chúng ta khó có thể từ chối.


Nhưng ăn uống như thế nào để những ngày tết hưởng trọn niềm vui mà sức khỏe vẫn đảm bảo là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Ám ảnh rối loạn tiêu hóa

Chị Lê Thị Hiền, thợ may, nhà ở Q.8, TP.HCM phàn nàn tết năm nào cũng vậy, nhà chị luôn có người gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhà chị sống chung nhiều thế hệ, ông bà nội đã trên 90 tuổi, ba mẹ đã già, con cái đã có gia đình, cộng thêm 2 đứa cháu nên chị rất bối rối khi chuẩn bị thức ăn cho ngày tết. Cho nên cứ trước tết, chị và con dâu dành ra cả tuần đi siêu thị “khuân” cơ man nào là đồ ăn, nước uống, bia, rượu, bánh kẹo, trái cây... về chất đầy nhà.

Chị là con dâu trưởng nên anh em khắp nơi đổ về mừng tuổi, mừng thọ ông bà, do đó lúc nào chị cũng phải chuẩn bị mâm cỗ sẵn sàng và cả nhà luôn phải thay nhau cầm đũa tiếp khách. Dù mỗi lần chỉ nhấm một tí nhưng rồi một ngày “bao nhiêu là tí” như thế khiến cho ai nấy đều khó tránh khỏi bị bội thực, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, cả ông bà nội già cũng không tránh khỏi. Cho nên mỗi năm sắm đồ tết, chị Hiền phải chuẩn bị thêm một tủ thuốc gia đình để sử dụng khi cần.

Theo đúng nghĩa văn hóa ẩm thực Việt Nam, ăn tết, ngoài “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” thì còn vô số các món ăn giàu đạm, đường, béo cùng các loại rượu, bia, nước giải khát có ga. Việc nạp quá nhiều loại thực phẩm trong một ngày, từ tinh bột, đạm, dầu mỡ, chất xơ, bánh kẹo, nước giải khát có gas, rượu... như trường hợp của chị Hiền khiến bộ máy tiêu hóa quá tải.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, về mặt lý thuyết, ăn nhiều món trong một bữa ăn, tí cơm, tí thịt, tí cá, tí rau... là tốt nhưng lại có một nguy cơ, đó là ăn khi thức ăn phải lưu trữ, bảo quản trong tủ lạnh, nấu đi nấu lại nhiều lần... dễ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn và lây chéo sang nhau. Khi đó, ăn càng nhiều món càng dễ bị ngộ độc, bởi không bị món này thì lại bị món khác. Ngoài ra, nhà nào cũng có vài thùng các loại nước đóng hộp, đóng chai. Một ngày uống quá nhiều loại nước, đồng nghĩa với việc “nạp” quá nhiều chất bảo quản cũng khiến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng. Hơn nữa, ngày tết thường có thói quen gặp đâu ăn đấy, do vậy chúng ta thường không ăn thành bữa, làm thay đổi nhịp tiêu hóa của ngày thường (3-4 bữa/ngày).




Ăn theo ngày thường, theo chu kỳ sinh học, cứ đến giờ đó là dạ dày làm việc, đường tiêu hóa làm việc. Trong khi đó, ngày tết ăn “rải rác” suốt ngày nên dạ dày lúc nào cũng có thức ăn, bụng lúc nào cũng ngang ngang nên hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, sai lầm thường gặp nhất là: ăn uống không theo giờ giấc, ăn quá nhiều cloại thức ăn giàu chất đạm, chất béo, ít rau xanh, các bữa ăn quá gần nhau, mua quá nhiều thực phẩm dự trữ, dẫn đến thực phẩm dễ bị hỏng, nấu quá nhiều món ăn và thức ăn trong một bữa dẫn đến thức ăn bị ôi thiu ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, uống nhiều rượu bia, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, ăn nhiều bánh mứt, kẹo, uống nhiều nước ngọt dẫn đến tăng cân hoặc chán ăn, ăn không ngon miệng...

Để ăn tết vui và khỏe

Chị Nguyễn Lưu Vy Oanh, 38 tuổi, ở Q.4, TP.HCM chia sẻ chị rất háo hức mỗi khi tết đến. Đây là dịp cả nhà được ở bên nhau, xúng xính trong những bộ đồ đẹp nhất, cùng nhau đi chúc tết anh em, họ hàng, bạn bè. Đi tới đâu cũng được nghe những lời chúc tốt đẹp, được đãi những bữa ăn thịnh soạn, được nếm những món mới, vừa ngon, vừa bắt mắt. Rồi gia đình chị lại háo hức tiếp đón mọi người tới nhà mình, tiệc tùng, hát hò... Năm nào vợ chồng, con cái chị cũng “chơi xả láng” nên hậu quả về vấn đề tiêu hóa cũng không ít. Chồng thì uống bia, rượu nhiều mất men tiêu hóa, sinh ra tiêu chảy, chị thì lúc nào cũng trong tình trạng “không tiêu, ợ chua” do nạp quá nhiều món khoái khẩu chiên, xào, đồ ngọt... Còn 2 đứa con thì khỏi phải nói, chúng không bị ép ăn nên tha hồ bỏ bữa, khi nào đói đã có bánh kẹo, nước ngọt nên đã không đủ chất dinh dưỡng lại sinh ra chứng chán ăn. Ra tết, vợ chồng Oanh không chỉ khó lấy lại nếp sinh hoạt thường ngày mà còn phải “giải quyết hậu quả” về hệ tiêu hóa của cả nhà. Tuy thế, ai cũng thích tết và năm nay, vợ chồng chị dự định sẽ ăn tết “linh đình” hơn những năm trước vì đúng dịp kỷ niệm 10 năm ngày cưới.


Mâm cỗ thịnh soạn ngày xuân - Ảnh: Đoàn Xuân


Có lẽ trường hợp như vợ chồng chị Oanh là “bệnh” chung của rất nhiều người. Các chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho rằng bình thường chỉ số tiêu hóa hấp thụ của chúng ta có thể rất tốt, nhưng khi ăn nhiều quá, hấp thụ không được tốt, tiêu hóa kém... rất dễ gây ngộ độc. Cần đặc biệt lưu ý các loại bánh mứt kẹo. Rất nhiều loại không thể thiếu phẩm màu. Cho dù là phẩm màu không độc hại, được phép lưu hành nhưng một ngày ăn quá nhiều, vừa kẹo, vừa bánh, vừa mứt... mỗi thứ một tí rất dễ bị ngộ độc thức ăn.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe trong những ngày này, cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý như sau: Vẫn giữ số các bữa ăn giống như ngày thường, không nên nấu quá nhiều các món ăn trong một bữa, số lượng các thức ăn trong một bữa cũng nên nấu vừa phải đủ ăn, tránh tình trạng thức ăn dư thừa dẫn đến lãng phí. Không nên quên món rau, nên ăn rau luộc. Hạn chế ăn bánh kẹo; nước ngọt, rượu bia uống ở mức vừa phải. Và đặc biệt, hãy biết tiết chế trước những món ăn, trước những lời mời để dạ dày không bị bội thực, kéo theo một loạt nguy cơ về tăng cân, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm...

Lạ miệng gà nướng lá dâu tằm

Lạ miệng gà nướng lá dâu tằm

Món ngon Hà Nội cổ này từng được Vân Đài, nữ thi sĩ Việt Nam đầu tiên trong làng Thơ mới mô tả trong cuốn sách nấu ăn “Làm bếp giỏi” của bà.




Một món ngon thuần Việt, lãng mạn và rất dễ thực hiện - Ảnh : Riamedia 


Nguyên liệu:

- Gà ta: 1,5 kg
- Mỡ nước: 100 gr
- Lá dâu non: 30 lá
- Kẹp tre tươi: 15 chiếc
- Hành khô: 4 củ
- Gia vị: muối, đường, nước mắm, tiêu

Cách làm:

- Gà lọc bỏ xương, thái miếng vừa ăn, ướp gia vị tiêu, đường, muối, nước mắm, hành khô giã nhỏ trong 30 phút.

- Trụng sơ lá dâu trong nước sôi, để ráo.

- Trải lá dâu ra và gói miếng gà lại, chú ý gạt hết hành không cho bám vào thịt gà để tránh bị cháy.

- Kẹp gà đã gói vào que tre. Quạt hồng than hoa, cho kẹp gà vào nướng chín, vừa nướng vừa quết mỡ lên miếng gà gói lá dâu đến khi thịt chín thơm.

Vịt nấu măng

Vịt nấu măng

Vịt thịt: 1 con (1,5kg), măng: 600g, gừng: 10g, hành tím băm: hai muỗng xúp, hành lá: năm cọng, ngò: một ít, muối, tiêu: một ít, rượu trắng: một muỗng xúp.



Chế biến và trình bày:

Vịt làm sạch, dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu, xát đều lên vịt. Sau đó chặt miếng vừa ăn ướp với muối, tiêu, hành tím, tỏi băm để thấm 15 phút. Xào thịt vịt đã ướp cho thơm, cho nước vào nấu.

Măng luộc chín, rửa sạch, cắt sợi, cho vào nước nấu vịt nấu cho măng thấm, nêm gia vị vừa ăn. Múc vịt hầm măng ra tô, rắc hành ngò, tiêu, ăn với cơm hoặc bún.


Mẹo bếp

Khử chất đắng trong măng

Măng tươi là món ăn ngon nhưng cần phải khử độc (chất đắng trong măng). Măng tươi mới được hái về, phải bóc bỏ vỏ, luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào thấy măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

Thử làm món Tết hấp dẫn của Singapore

Thử làm món Tết hấp dẫn của Singapore

Từ lâu Yee sang được xem là món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của cộng đồng người Hoa tại Singapore.


Món ăn kết hợp giữa cá sống (thường là cá hồi) và những nguyên liệu rau củ màu sắc thể hiện khát vọng dồi dào, thịnh vượng và phát đạt trong năm mới.



Món Tết đầy màu sắc của người Hoa ở Singapore


Khi ăn, người ta sẽ xới tung tất cả các nguyên liệu lên, càng cao càng tốt nhưng phải thật khéo léo để thức ăn không rơi ra khỏi mâm và hét to “lohei” (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng).

Sau đây, các đầu bếp của khách sạn Intercontinental (Q.1, TP.HCM) sẽ hướng dẫn bạn đọc iHay.vn thực hiện món ăn hết sức độc đáo này.

Nguyên liệu:

Cá hồi tươi: 500g, sứa biển: 20g, mứt đu đủ màu xanh, đỏ: mỗi thứ 20g, khoai môn: 1 củ to, gừng chua Nhật: 20g, rau mầm: 20g, bưởi: 1 múi, cà rốt: 1 củ, mè trắng rang: 10g, đậu phộng rang xay nhuyễn: 10g, ngũ vị hương: 5g, tắc: 2 trái, dầu ăn: 20g, bao lì xì nhỏ: 2 cái, bánh tráng nem cắt sợi: 1 cái; nước mắm Thái pha sẵn: nửa chén.

Thực hiện:

Cá hồi cắt miếng dày hình chữ nhật, sau đó thái xéo dao để lạng thành từng miếng mỏng.

Sứa biển rửa sạch, ngâm đá cho giòn rồi vớt ra để ráo.

Khoai môn, cà rốt gọt vỏ, bào sợi, riêng khoai môn thì đem chiên giòn cùng với bánh tráng nem, vớt ra, để ráo dầu. Bưởi tách lấy "thịt".

Lấy một cái đĩa tròn, rộng, xếp cá hồi vào giữa đĩa, rắc mè, đậu phộng rang lên. Tắc cắt đôi để lên.

Sau đó, lần lượt nhúm từng loại nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, mỗi thứ một ít để xung quanh cho thật đều và đẹp.

Dầu ăn, nước mắm chua ngọt, mỗi thứ cho vào ly nhỏ riêng để kế bên cá hồi. Cho ngũ vị hương vào bao lì xì, để trên ly nước mắm.


Sau khi “xới tung” theo nghi thức thì rưới dầu ăn, nước mắm pha sẵn đều lên các nguyên liệu, vắt nước tắc lên, cuối cùng là đổ bao lì xì ngũ vị hương vào, trộn đều tất cả rồi thưởng thức.

Thịt lợn cuốn chuối xanh chiên xù

Thịt lợn cuốn chuối xanh chiên xù

Món thịt lợn cuốn chuối xanh chiên xù không khó làm mà lại cực kỳ lạ miệng.

mon an ngay tet

Nguyên liệu: (cho 2 người)

"Thư viện" món ngon - dễ làm cho những người phụ nữ đảm đang.



3 lạng thịt thăn (hoặc thịt ba chỉ, thịt mông nếu bạn không thích thịt quá nạc)

2 quả chuối xanh (tôi dùng 4 quả, 2 quả cuộn thịt và 2 quả ăn sống)

1 quả trứng gà

Bột chiên giòn, bột chiên xù

Hành lá

Hạt tiêu, muối ăn, dầu ăn

mon an ngay tet

Cách làm:

- Cắt vỏ ngoài của chuối ra, ngâm vào bát nước có pha chút muối.

mon an ngay tet

- Cắt đôi chuối sau đó cắt tiếp thành những miếng nhỏ dài.

mon an ngay tet

- Một phần thịt bạn mang xay nhỏ rồi trộn với hành lá thái nhỏ, tiêu và ít muối.

mon an ngay tet

- Phần thịt lợn còn lại bạn để nguyên tảng và thái mỏng theo chiều dài. Sau đó cho thịt băm và chuối vào giữa và cuộn tròn. Dùng hành lá buộc hoặc lấy tăm xâu qua để thịt không bị bung.

mon an ngay tet

- Cho một ít bột chiên giòn vào bát, thêm ít nước và một quả trứng vào rồi trộn đều. Bột chiên xù cho ra đĩa.

mon an ngay tet

mon an ngay tet

mon an ngay tet

- Lăn thịt cuộn qua bột chiên giòn rồi lăn tiếp qua bột chiên xù.



- Cho vào chảo rán vàng. Chú ý rán trên lửa nhỏ.


- Sau đó cho ra đĩa thưởng thức nóng, chấm cùng tương ớt. (trong ảnh có cả nem)

Hoa quả dầm thích hợp cho ngày nắng

Hoa quả dầm thích hợp cho ngày nắng

Được thưởng thức món hoa quả dầm tươi mát trong thời tiết như thế này thật không còn gì thích thú bằng.


Hoa quả dầm từ dưa hấu, thanh long, bơ, mít, lê, dâu tây rất tốt cho sức khỏe. Tuy mỗi loại quả mang một sắc, hương vị riêng nhưng đều mang lại lợi ích khi thưởng thức như giải nhiệt, đẹp da và cung cấp các vitamin tự nhiên cho cơ thể.

Nguyên liệu:

- Dưa hấu
- Thanh long
- Mít
- Lê
- Dâu tây
- Quả bơ
- Sữa chua
- Sữa đặc có đường


Thực hiện:

Bước 1: Dâu tây rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Sau vớt ra để ráo nước, cắt bỏ cuống rồi bổ làm 3 – 4.


Bước 2: Lê gọt bỏ vỏ, thái miếng vuông nhỏ, ngâm vào bát nước đun sôi để nguội có vắt vài giọt nước cốt chanh để lê khỏi thâm.


Bước 3: Thanh long lột bỏ vỏ, bơ và dưa hấu gọt bỏ vỏ, bỏ hạt. Tất cả đem thái miếng vuông nhỏ. Mít cũng đem bỏ hạt rồi xé miếng nhỏ.


Bước 4: Nếu thích có thể trộn chung tất cả các loại hoa quả với đường. Chia đều hoa quả vào các cốc rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng để các loại hoa quả thật lạnh và ngấm đường.


Bước 5: Trước khi ăn thì thêm vào cốc hoa quả một ít sữa đặc có đường, một ít sữa chua.


Sau đó trộn đều chúng với nhau. Vậy là được những cốc hoa quả dầm tươi ngon hấp dẫn rồi.




Chúc bạn thành công với món hoa quả dầm nhé!

Popular

Lưu trữ Blog