Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Món ăn ngay tết ngon, dễ làm: Khổ qua nhồi thịt

Món ăn ngay tết ngon, dễ làm: Khổ qua nhồi thịt



Món khổ qua nhồi thịt là một mon an ngay tet dễ làm, nó thường có trong mâm cổ, hay đơn giản chỉ là một món canh điều hòa cảm giác ngán khi ngày tết phải ăn quá nhiều thịt.



Nguyên liệu:

500g khổ qua
8 tai nấm mèo
Hành lá, ngò rí
200g thịt heo
1 trứng vịt
Nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối


Chuẩn bị để thực hiện mon an ngay tet dễ làm


- Khổ qua: dùng dao mổ ở đầu trái dùng muỗng cà phê cho vào ruột trái lấy hết hạt ra, rửa sạch và để ráo.
- Nấm mèo ngâm nước sôi, cho nở tai nấm. Sau đó thái nhuyễn sợi chỉ.
- Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Ngò rí rửa sạch để ráo.
- Thịt heo lạng bỏ phần da, thái mỏng và băm nhỏ. Cho tiêu,muối, bột ngọt vào vừa ăn. Sau đó trộn đều với nấm mèo + trứng vịt + hành lá.


Dồn hỗn hợp thịt vừa trộn vào từng trí khổ qua cho vừa đầy.


Cách chế biến


- Nấu sôi độ 1 lít nước, cho vào một ít muối và lần lượt cho khổ qua vào, để lửa to cho nước sôi lên, vớt bọt và bắt đầu để lửa nhỏ cho khổ qua mềm. Vớt bọt thường xuyên và không đậy nắp nồi để nước dùng trong, khổ qua mềm vừa ăn, nêm lại nước dùng bằng nước mắm, bột ngọt, muối cho vừa ăn. Cho ngò rí vào.



Với ý nghĩa của người Việt canh khổ qua sẽ đưa cái khổ cực,cay đắng của năm mới qua đi hứa hẹn một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc thì còn gì hơn là nấu một mon an ngay tet dễ làm vừa ngon vừa ý nghĩa cho năm mới.

Món ăn ngày tết - Gà tiềm ớt hiểm

Món ăn ngày tết - Gà tiềm ớt hiểm

Gà tiềm ớt hiểm là món ngon hoàn toàn lạ miệng để cả nhà bạn đổi vị tuyệt vời. Cùng trổ tài nấu món lạ với đầu bếp "xịn".


Nguyên liệu:

- Gà mái: 1 con khoảng 1,4 kg

- Nấm tuyết: 400 gr, nấm đông cô: 200 gr

- Rau mồng tơi: 600 gr, ớt hiểm: 200 gr, hành tím băm: 2 củ

- Nước dùng gà: 1,5 lít

- Gia vị: Muối, hạt nêm, đường, dầu ăn, tiêu. Bún tươi ăn kèm.


Cách làm:

Gà làm sạch, để nguyên con. Mồng tơi nhặt lá, rửa sạch, để ráo nước. Nấm tuyết, nấm đông cô cắt chân, ngâm vào nước có pha một ít muối. Hành tím bóc vỏ, đập dập.

Đun nóng dầu trên bếp, cho gà vào chiên vàng lớp da để thịt chắc, khi ăn sẽ thơm hơn. Hầm gà trong nồi áp suất khoảng 5 phút.

Bỏ gà vào nồi lẩu đun sôi với nước dùng, nấu kèm ớt hiểm, hành tím, nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cho nấm, mồng tơi vào nồi lẩu, ăn kèm bún tươi và nước mắm mặn có thêm vài lát ớt. Món gà tiềm ớt hiểm có thể ăn kèm với rau tần ô, cải bẹ xanh, bắp cải...

Món ăn ngày tết của các nước

Món ăn ngày tết của các nước

Giới thiệu: Trên mâm cỗ Tết trong đầu năm có các món ăn đặc trưng như món cá bày ở phía bắc mâm, món thịt bày ở phía Tây, các món ăn rau quả cơm, xúp thì bày ở giữa. Còn các món khác thì bày ở khoảng trống trên mâm



Triều Tiên

Trên mâm cỗ Tết trong đầu nǎm có các món ăn đặc trưng như món cá bày ở phía bắc mâm, món thịt bày ở phía Tây, các món ăn rau quả cơm, xúp thì bày ở giữa. Còn các món khác thì bày ở khoảng trống trên mâm.

Nhật Bản

Như chúng ta đều biết, người Nhật Bản quan niệm món mỳ ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của các gia đình Nhật Bản không thể thiếu món mỳ ống. Họ ăn mỳ ống với mong ước được sống lâu. Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ tăng thêm sinh lực để làm việc.

Trung Quốc

Món ăn trong bữa tiệc cuối năm của người Trung Quốc rất phong phú, nhưng nhất định không thể thiếu món đậu phụ, khoai sọ và cá. Điều này có nguyên nhân bởi vì trong tiếng Trung Quốc, đậu phụ phát âm gần như âm phúc (hạnh phúc), cá và khoai sọ đều phát âm là "yu" (đồng âm với dư). Mồng hai Tết có tục làm bánh gatô từ bột gạo, mỳ ống và bánh rán nhân thịt.

Mông Cổ

Hầu hết các mon an ngay tet đều chế biến từ sữa. Trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt nướng cặp vằn thắn, sữa và các món ăn chế biến từ sữa. Người Mông Cổ còn có tục uống trà đầu năm rất trang trọng. Giờ giao thừa, người ta pha trà rót ra chén thứ nhất đêm ra trước sân nhà vẩy khắp bốn hướng, đến chén thứ hai dành cho chủ nhà và sau đó đến mọi thành viên trong gia đình.

Indonesia

Ngày Tết thường có món bánh giống như bánh tét ở Việt Nam. Họ dùng gạo tẻ đem gói trong lá dừa rồi hấp chín và tráng miệng bằng nước trái cây như nước dứa, xoài và dưa hấu. Ngoài ra còn có các món sate hay gulai làm bằng ruột dê hay bò với thịt, mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị như chanh, muối ớt, hành khô... Còn món rêđan (thịt kho nước dừa) và món đemđan (thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô) khi ăn đem rán rồi dầm vào dấm.

Ấn Độ

Các món ăn ngày thường của Ấn Độ đã cay, còn ngày Tết thì độ cay còn gấp bội. Bánh kẹo thì thật ngọt, nếu không quen người ta dễ cảm thấy khé cổ. Người Ấn Độ còn có tục uống trà pha sữa trâu Mura có bỏ nhiều đường và gừng tươi vào cho thơm và uống lúc còn nóng. \

Mẹo vặt cho ngày tết

Mẹo vặt cho ngày tết

Chút kinh nghiệm nhỏ của những bà nội trợ lâu năm góp nhặt được chia sẻ cùng chị em để các mẹ các chị lo Tết được chu toàn.


Làm sao để hoa quả tươi lâu? Cam, chanh, bưởi: Dùng vôi quét lên đầu cuống.

Dưa chuột: Lấy một cái tô đựng nước, pha chút muối nhạt, cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa, để nơi thoáng mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần, đảm bảo dưa của bạn sẽ tươi cả tuần.

Táo, chuối, nấm, lê: Sẽ không biến màu nâu, nếu tưới lên một chút nước chanh.

Hồng: Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả). Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm. Lau khô và gói quả thật kín trong túi nilông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 150C.

Dưa hấu: Ngâm cả quả vào dung dịch nước muối ăn có nồng độ 15% trong nửa giờ. Lấy ra lau khô vỏ dưa và bỏ vào túi màng polyethyene bảo quản ở nơi mát.

Ngâm măng khô sao cho mau nở?

Dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, đầu tiên cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần.

Làm sao để bánh chưng vẫn xanh sau khi luộc?

Sau khi luộc và ép, tháo bỏ dây lạt ra và gói thêm vào hai lớp lá mới. Bỏ lại vào nồi và nấu thêm một lần nữa nhưng chỉ luộc sơ qua để lá ngoài vừa hơi đổi sang màu xanh dầu. Đem bánh ra ngâm nước lạnh rồi ép nước và ép thật khô lại thêm một lần nữa.

Cách giữ hoa quả tươi lâu

Cho vào lọ cắm một ít nước chè nguội.

Nghiền nát viên aspirin cho vào nửa lít nước, lắc cho tan, cắm hoa vào nước này.

Cho một ít rượu hoặc bia vào bình nước cắm hoa. Chất cồn trong rượu có thể khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong lọ hoa đồng thời bổ sung một số thành phần dinh dưỡng khác làm hoa tươi lâu.

Đối với một số loại hoa như đào, mai, bạn có thể áp dụng cách đốt gốc.

Cách rã đông nhanh

Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh.

Bí quyết luộc gà cúng

Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành tím đã được nướng sơ, lột vỏ ngoài cùng 1 muỗng cà phê muối. Hành sẽ làm thơm nước luộc gà. Cho gà vào lúc nước nguội để da gà không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.

Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sạm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quệt một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt.

Khử mùi hôi tủ lạnh

Lấy 500g quýt tươi rửa sạch, lau khô và đặt nhiều nơi trong tủ lạnh.
Cắt chanh thành lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi sẽ bị hút hết.
Lấy 50g chè ướp hao đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết.
Lấy ít dấm đựng vào lọ thủy tinh mở nắp đặt trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bay đi.

Làm sạch đồ gia dụng

Phích đựng nước dùng lâu cũng thường có cặn bám ruột phích, làm khả năng giữ nhiệt bị giảm. Để tẩy các cặn đó, bạn hãy rót 0,5 lít giấm đã đun nóng vào phích, đậy nắp ngâm một lúc rồi đổ đi, rửa sạch, các cặn bám trong phích sẽ bong ra hết.

Để việc rửa chén trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy thêm vài muỗng giấm vào nước rửa chén. Giấm sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ nhanh hơn, đồng thời khiến chén đĩa trông sáng và sạch hơn.

Để rửa sạch những vết dơ của đồ ăn trong lò vi sóng, hãy rải một chút muối lên vết dơ khi nó vừa dính lên lò. Đợi đến khi lò nguội, dùng miếng bọt biển ấm chùi sạch.

Để làm sạch những vết ố trên ly, tách hoặc ấm nước, hãy cho vào một ít giấm và đun sôi. Giữ cho giấm sôi nhẹ khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch.


mon an ngay tet


Khử mùi tanh của cá

Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.

Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.

Sau khi làm sạch cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp khoảng 10-15 phút, sau đó tẩm bột để rán, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.

Để khử mùi tanh ở tay sau khi làm cá, bạn chỉ cần dùng một ít kem đánh răng hay rượu trắng để rửa tay.

Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vẩy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá vào ngâm nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa giấm, khoảng hai giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ dàng.

Giữ cá sống lâu

Nếu chưa kịp cho cá vào nước, có thể lấy một miếng giấy mỏng thấm nước dán vào mắt cá. Làm vậy có thể giúp chúng sống thêm được 3-4 giờ nữa. Một cách hay khác là bạn có thể nhỏ vào miệng cá 3-4 giọt rượu trắng ( cho thêm vài giọt giấm càng tốt), sau đó thả cá vào nước để nơi râm mát.

Tẩy vị đắng của mật cá

Lúc mổ cá nếu không may làm vỡ mật cá, dịch mật ngấm vào thịt sẽ làm thịt bị đắng. Dùng một ít rượu trắng thoa lên chỗ thịt cá bị mật bám, sau đó vài phút rửa lại cá bằng nước lã, mật sẽ đi hết và cá không bị đắng nữa.

Một vài mẹo vặt khác

Lột vỏ cà chua: Cắt nhẹ vài đường vào nhiều chỗ trên vỏ, sau đó nhúng sơ cà chua vào nước nóng thì sẽ dễ lột vỏ hơn.

Hành phi dễ ròn hơn khi rắc lên trên hành một chút đường trước lúc phi.

Muốn dầu, mỡ không bị bắn ra ngoài khi rán, xào, rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu.

Mẹo bảo quản thực phẩm tết

Mẹo bảo quản thực phẩm tết

Mon an ngay tet - Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ, phòng khi nhà có khách đột xuất. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau:



măng khô


Để măng khô mau nở và giữ được trong nhiều ngày
Hãy dùng nước vo gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu sẽ chóng nhừ.

Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.

Giữ lạp xưởng được lâu
Ðể giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay… đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh.

Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.

Bảo quản bánh chưng, bánh tét

Vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại. Tận dụng thực phẩm sau ngày Tết

Sau Tết, sẽ có rất nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế… Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước lèo chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.

Mâm ngũ quả cho ngày tết

Mâm ngũ quả cho ngày tết

Ngoài việc thờ cúng ông bà tổ tiên, mâm ngũ quả ngày Tết còn biểu trưng cho việc cầu may mắn, bình an, hạnh phúc sẽ đến với mỗi thành viên trong gia đình.


Chọn quả ngày Tết không khó, mỗi loại quả trên bàn thờ tổ tiên lại ẩn chứa những điều thú vị nhưng ít ai hiểu hết ý nghĩa mà chúng mang lại.

Chuối xanh

Là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bày trí mâm ngũ quả. Chuối gần gũi với người dân Việt, đặc biệt với người dân miền Bắc, sự có mặt của lọai quả này không thể thiếu trong những ngày Tết. Màu xanh của chuối biểu tượng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, mang ý nghĩa che chở bao bọc.

Phật thủ (bưởi )

Được đặt ở giữa mâm ngũ quả, loại quả này mang ý nghĩa cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình an nhân thế.


mon an ngay tet


mâm ngũ quả

Đủ đủ, sung

Đây là hai thứ quả mà mọi người luôn muốn đặt lên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, với mong muốn sự sung túc, đầy đủ sẽ đến với gia đình mình và tránh được sự khó khăn, bần hàn.

Cam, quýt chín, hồng, mận… mỗi loại quả tượng trưng cho các mùa khác nhau. Điều đó thể hiện sự mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ và hạnh phúc.

Để bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cũng tốn khá nhiều thời gian với nhiều người. Với kinh nghiệm cũng như quan niệm của cha ông ta thì nên bày những loại quả to nhất, thể hiện ý nghĩa nhiều nhất ở giữa như chuối, đu đủ, dưa hấu, dứa, hay dừa sẽ dễ dàng bày những loại quả xung quanh hơn. Quả bưởi thường được “ôm” trong “vòng tay” của nải chuối, xung quanh là hồng, quýt , đào mận, sung đan xen vào nhau tạo thành hình tháp… Và mâm ngũ quả sẽ ý nghĩa nhất nếu có đầy đủ những loại quả tượng trưng cho mỗi điều mong ước khác nhau, tượng trưng cho trời đất và các mùa trong năm.

Sự có mặt của mâm ngũ quả trong những ngày Tết đã trở thành nét văn hóa, nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt khi hướng tới ông bà tổ tiên. Mâm ngũ quả sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình hơn mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Món ăn ngày tết 2013

Món ăn ngày tết 2013

Mon an ngay tet. Bạn muốn tìm kiếm những món ăn ngon mới lạ, không chán cho ngày tết để tăng thêm thú vị. Bích Hằng chia sẻ với các bạn các mon an ngay tet đang là xu hướng mới cho các gia đình trong những năm gần đây. Các bạn cùng khám phá nhé.



mon an ngay tet



1. Canh mọc

Nguyên liệu: 

- 300g cải thìa, 200g thịt lợn xay, 100g giò sống, 200g nấm đông cô, 1 lít nước dùng, 1 cây hành lá, 1 củ cà-rốt, rau mùi. 
- Gia vị: 1 thìa cà-phê muối, 1 thìa súp hạt nêm, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp dầu ăn. 


Thực hiện:

- Cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh tròn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cải thìa cắt bỏ phần gốc, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nước sôi cho nở mềm, rửa sạch để ráo nước. Lấy một nửa nấm thái nhỏ cho ra tô. 

- Trộn phần nấm thái nhỏ với thịt xay và giò sống. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê muối, trộn đều. 
- Dùng tay vo hỗn hợp này thành từng viên tròn vừa ăn. Nấu sôi nước dùng, cho cà-rốt thịt viên và phần nấm còn lại vào. Nêm hạt nêm, đường, dầu ăn. Súp chín cho cải thìa vào rồi múc ra tô, thêm rau mùi lên trên. 
Bí quyết: 
Bạn phải nấu cho đến khi thịt và nấm chín mềm, sau đó cho cải thìa vào. Nước sôi tắt lửa ngay để cải thìa không quá mềm. 


2. Chả cá Vân Đình


Vào mỗi dịp mùa Thu về, hay ngày lễ tết thì chả cá là món ăn không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ, mâm cơm. Gia đình nào cũng chuẩn bị cho mình một số lượng dự trữ nhất định để sử dụng trong những ngày tết, hoặc làm quà biếu tặng cho bạn bè, họ hàng, người thân.


Để có món chả cả thơm ngon trong mỗi bữa ăn gia đình người Việt, trong bữa cơm ngày tết, bà Thu - một trong những người còn lưu giữ được các bí quyết, công thức chế biến chia sẻ:

Nguyên liệu:

- 0,5 kg cá fillet ( cá Trắm, cá rô phi, hoặc cá Trôi…)
- Thì là, Hành khô vài củ, 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt tiêu, Dầu để rán.
Cách làm:
- Cá thái miếng rồi ướp với nước mắm, hạt tiêu, thì là, hành...
- Cá đồng tươi sẽ làm miếng chả cá dai và ngon hơn, Cá thái miếng, ướp với nước mắm, hạt tiêu, thì là, hành đã thái nhỏ, 1 thìa dầu ăn, Xay lần 1 thật nhuyễn. Đảo cho cá đều, - Dùng thìa to bản quết lên quết xuống khoảng 15 phút để tạo độ dai cho chả.


- Đổ dầu vào ngập chảo, đun cho nóng già, Năn viên chả vừa miệng ăn, sau đó ấn dẹt xuống, rồi thả vồ dán ( Hoặc tạo thành bánh to, nhỏ theo kích thước riêng )

- Cứ làm như vậy đến khi đầy chảo. Khi chả nổi lên thì dùng đũa đảo cho chả chín đều các mặt. Khi chả vàng đều các mặt thì vớt ra rổ thưa cho ráo mỡ.

- Chả cá có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc để nấu bún cá, uống bia đều ngon cả. Hoặc có thể dùng với lẩu.

3. Cách làm giò cá

Giò cá cũng là món ngon ngày tết mới, được nhiều gia đình sử dụng trong mấy năm gần đây, bởi hương vị thơm ngon và rất đặc trưng của nó. Món ăn này cũng rất dễ làm. Các bạn thử nhé để tạo sự mới lạ trong mâm cơm ngày tết.


Giò cá khi ăn có vị mới lạ và hương ngon, dễ ănNguyên liệu:

- Thịt cá Trôi, hoặc cá Trăm tươi loại ngon nhất ( 0,85 kg )

- Thịt nạc heo tươi và mỡ phần ngon ( 0,15 kg )
- Gia vị nêm: nước mắm, muối, bột ngọt
- Gia vị đặc trưng: Tiêu, tỏi, thì là,,
- Lá chuối và dây nylon (lạt) để gói
Cách làm:
Sơ chế
- Cá được mổ, đánh vẩy, lọc bỏ xương ( phi lê ) và thịt nạc heo được lọc gân thật sạch, cắt thành từng miếng để quá trình xay diễn ra nhanh hơn, tránh làm nóng giò. Cá được chọn là tươi ngon, nếu cá không chuẩn, khi xay ra chắc chắn giò sẽ bị hỏng, không có độ dẻo. 
- Sau khi cá được lọc thịt và làm sạch, bỏ vào khay đá, để ngăn đông khoảng 2 h trước khi xay. Và mỡ phần cũng được rửa sạch, sau đó bỏ trong ngăn đông cho cứng đá, trước khi làm dùng dao chặt ra thành từng miếng nhỏ.
- Tỏi, thì là được bóc vỏ, bỏ gốc và rửa sạch.
Xay giò
- Đây là quá trình rất quan trọng, phụ thuộc rất lớn vào trình độ của người thợ, giò cá xay khó hơn giò lụa hay giò bò, do đó, phải quan sát được khi nào là giò đạt tới độ chảy để dừng lại. Đặc biệt khi xay thì máy xay luôn để chế độ mát lạnh, vì khi xay, lực ma xát tạo ra nóng, dễ gây chín cá, không tạo được sự kết dính, dẻo
- Các gia vị đặc trưng chúng ta cho vào xay chung luôn.
Bó giò và Luộc giò
- Việc bó giò cá cũng tương tự như giò lụa, chúng ta phải xếp lá chuối trước rồi sau đó học cách bó, cũng khá phức tạp.
- Giò cá cũng được luộc trong nước sôi với thời gian 1h, sau thời gian này các bạn có thể vớt ra, treo lên cao và thưởng thức.

Các món ăn ngày Tết

Các món ăn ngày Tết



Mon an ngay tet - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, cũng phải lên dần thực đơn ăn Tết rồi nhỉ? Tết này mình không về nhà được nhưng vẫn muốn chuẩn bị một vài món để có không khí, và cũng là chia sẻ thêm một nguồn công thức tham khảo cho chị em. Bài viết này được sử dụng như là mục lục dành riêng cho các món ăn ngày Tết. Mình cũng sẽ đặt link trực tiếp trên trang chủ của Savoury Days để bất kì lúc nào cần các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhé.

mon an ngay tet


Các món mình lựa chọn để giới thiệu dưới đây dựa vào các tiêu chí là có thể làm được nhiều rồi để dành, ăn dần trong mấy ngày Tết, mùi vị hòa hợp và không có quá nhiều chất béo. Có một số mon an ngay tet rất truyền thống như bánh chưng, bánh tét, xôi gấc, canh măng… không có trong danh mục vì mình không tìm mua được đủ nguyên liệu ở đây nên dù rất muốn nhưng năm nay chưa làm được, hẹn năm sau vậy.

Các bạn có thể ấn vào ảnh hoặc tên món ăn để xem công thức nhé. Các món in đậm là món mà công thức sẽ được đăng dần trong thời gian từ giờ đến Tết.

Chúc tất cả các bạn sẽ có một cái Tết thật vui và đầm ấm bên cạnh gia đình và bạn bè (với rất nhiều món ăn ngon).

3 món ăn ngày tết

3 món ăn ngày tết


Mon an ngay tet - Trước đây, cứ mỗi độ xuân về, rất nhiều gia đình tự tay làm các món giò bởi giò rất ít khi thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng hiện nay, nhiều người lại đặt giò làm ở ngoài hàng cho tiện và nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu có điều kiện chị em vẫn có thể tự làm những món giò cho gia đình vừa đảm bảo vệ sinh lại thơm ngon và hấp dẫn.

Có nhiều loại giò mà chị em có thể làm trong dịp này như giò lụa, giò xào hay giò bò. Tùy vào sở thích cũng như khẩu vị của các thành viên trong gia đình mà chị em hãy lựa chọn để chế biến nhé.

Giò lụa

Đây cũng có thể được coi là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam và ít khi vắng mặt trong ngày Tết. Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.

Giò lụa thường được thái thành khoanh ngang và xắt làm 4-8 miếng theo đường kính, trình bày trên đĩa thành hình hoa thị và chấm nước mắm ngon rắc chút bột tiêu thơm nhẹ, có thể gia thêm chút tinh dầu cà cuống vào bát nước mắm. Ngoài cách ăn thông thường như một thức ăn trên mâm cỗ ngày lễ Tết, giò lụa cũng thường sử dụng ăn kèm với bánh giầy (gọi là bánh giầy giò), xôi (xôi giò), bánh cuốn hoặc món cơm gạo tám (cơm tám giò chả).

Giò lụa đạt chất lượng có thể để khá lâu không thiu, nếu để nguyên cây giò có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường khoảng 1 tuần lễ.

Chị em lưu ý, quy trình luộc giò cũng rất quan trọng, nước trong nồi phải thật sôi mới thả giò vào theo chiều đứng, ngập trong nước. Giò phải được luộc vừa đủ chín, không quá lửa cũng không non quá.

Thường với gói giò 1 kg thì luộc khoảng 1 tiếng đồng hồ là hoàn tất. Tương tự như vậy, với cây giò nửa kg thì giảm thời gian luộc giò xuống còn một nửa. Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm rằng khi cho giò vào luộc cũng là lúc thắp một nén hương có độ dài bằng chu vi khoanh giò, đợi nén hương cháy hết là vớt giò ra. Giò ném xuống mặt thớt nảy lên như quả bóng có nghĩa là giò chín.

Nguyên liệu: (cho 1 cây giò 1kg)

- 1kg thịt nạc mông (hoặc thịt 95% nạc) – nếu thịt nạc hoàn toàn, giò sẽ hơi khô
- 30g bột năng
- 5g bột nở (bột nổi)
- 10g đường
- 40ml nước mắm loại thật ngon
- 1 chút muối
- 50ml nước lạnh
- Lá chuối và dây nylon (lạt) để gói


Giò lụa đạt chất lượng có thể để khá lâu không thiu, nếu để nguyên cây giò có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường khoảng 1 tuần lễ.

Cách làm:

- Thịt thái nhỏ. Ướp với tất cả nguyên liệu khác (trừ nước). Cho vào ngăn đá khoảng 2 giờ.

- Dùng máy xay xay thịt một lượt, nhuyễn hơn thịt xay thường một chút. Gói lại cho vào ngăn đá thêm 2 giờ nữa.

- Lần 2, lấy thịt ra xay, vừa xay vừa thêm chút nước. Hỗn hợp thịt lúc này trở thành “giò sống”, rất mịn.

Để giò dai, cần phải có thêm công đoạn “quết”. Thông thường làm giò truyền thống giã bằng chày và cối nhưng vì xay bằng máy xay thịt, độ dai kém. Do vậy, có thể dùng đến sự phụ trợ của máy trộn bột. 

Cho hỗn hợp giò sống vào máy, bật máy tốc độ 1-2 khoảng 5-7 phút. Dừng lại và lấy muỗng vét hết số thịt bám trên thành cối, tiếp tục quết tiếp 5-7′ nữa. 

Tùy theo chất lượng thịt (thịt mới, còn tươi hay thịt đã đóng gói bán ngoài siêu thị), thời gian quết sẽ kéo dài hay ngắn tùy theo bạn.

- Lá chuối rửa sạch, lau khô. Xếp lá theo hình chữ nhật dài.

- Đặt giò sống lên một mép lá. Bí kíp gói giò tròn không gì khó cả, chỉ cần đeo găng tay nylon giò sẽ không dính vào nylon.

- Dùng tay dàn đều, ém chặt giò sống. Gập lá gói tròn hình ống dài. Lấy lạt (hoặc dây nylon) buộc chặt.

- Luộc khoảng 40-50 phút. Giò chín, khi thả xuống đất có độ đàn hồi.

- Treo lên cao, cho khô.

Giò bò

Giò bò cũng là thực phẩm được nhiều chị em chế biến trong dịp Tết bởi hương vị thơm ngon rất đặc trưng của nó. Tuy nhiên, món ăn này cũng không khó làm.

Nguyên liệu:

- Thịt bò nục tươi loại ngon nhất

- Thịt nạc heo tươi

- Mỡ phần ngon

- Gia vị nêm: nước mắm, muối, bột ngọt

- Gia vị đặc trưng: Tiêu, tỏi, thì là


Giò bò cũng là thực phẩm được nhiều chị em chế biến trong dịp Tết bởi hương vị thơm ngon rất đặc trưng của nó.

Cách làm:

Sơ chế

- Thịt bò và thịt nạc heo được lọc gân thật sạch, cắt thành từng miếng để quá trình xay diễn ra nhanh hơn, tránh làm nóng giò. Thịt bò được chọn là thịt bò rất dẻo, chỉ cần thịt không đạt chuẩn, khi xay ra chắc chắn giò sẽ bị hỏng.

- Mỡ phần được rửa sạch, sau đó bỏ trong ngăn đông cho cứng đá, trước khi làm dùng dao chặt ra thành từng miếng nhỏ.

- Tỏi, thì là được bóc vỏ, bỏ gốc và rửa sạch.

Xay giò

- Đây là quá trình rất quan trọng, phụ thuộc rất lớn vào trình độ của người thợ, giò bò xay khó hơn giò lụa, do đó, phải quan sát được khi nào là giò đạt tới độ chảy để dừng lại.

- Các gia vị đặc trưng chúng ta cho vào xay chung luôn.

Bó giò

- Việc bó giò bò cũng tương tự như giò lụa, chúng ta phải xếp lá chuối trước rồi sau đó học cách bó, cũng khá phức tạp.

Luộc giò

- Giò bò cũng được luộc trong nước sôi với thời gian 1h, sau thời gian này các bạn có thể vớt ra và thưởng thức.

Giò xào

Giò xào mang đến hương vị thơm ngon và độ giòn rất riêng biệt vì thế nhiều người lựa chọn món giò xào này thay thế cho giò bò hoặc giò lụa. Hoặc cũng có nhiều gia đình vừa làm cả giò xào lẫn giò lụa trong mâm cơm cúng Tết.

Cách chế biến giò lụa không phức tạp, nếu có nhu cầu chị em hãy tham khảo công thức dưới đây nhé:

Nguyên liệu:

- Tai lợn: 1 cái (400 gr)
- Lưỡi lợn: 400 gr
- Thịt chân giò (phần bắp cả da): 300 g
- Nấm hương: 50-60 gr
- Mộc nhĩ: 20-30 gr
- Hành khô, mắm, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị


Giò xào mang đến hương vị thơm ngon và độ giòn rất riêng biệt vì thế nhiều người lựa chọn món giò xào này thay thế cho giò bò hoặc giò lụa 

Cách làm:

- Lưỡi lợn đem chần qua nước sôi cho dễ cạo rồi đem cạo bỏ phần màng trắng trên mặt lưỡi. Thịt chân giò và tai lợn cũng làm thật sạch sẽ. Đun sôi nước với khoảng 1 thìa dấm và ít muối rồi cho tất cả các loại thịt vào luộc nhanh trong khoảng 2 phút.

- Vớt thịt ra khỏi nồi rồi xả qua nước lạnh cho nhanh nguội và thịt đỡ bị thâm. Thái thịt thành những miếng mỏng. Đem ướp thịt với 1 ít mắm, gia vị, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị (ướp ít thôi vì khi xào lại nêm thêm 1 lần gia vị nữa).

- Trong lúc chờ ướp thịt thì chúng ta đem ngâm nở nấm hương, mộc nhĩ rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cũng chuẩn bị luôn 1 ít hành khô băm nhỏ.

- Làm nóng chảo, cho vào chảo 1 tí xíu dầu ăn rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt vào xào.

- Xào thịt ở mức lửa nhỏ và đảo đều tay cho thịt được chín đều. Xào thịt trong khoảng 15 phút thì trút tiếp nấm hương, mộc nhĩ vào xào và nêm thêm ít mắm nữa.

- Xào tiếp trong khoảng 4-5 phút thì nêm thêm ít hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng rồi tắt bếp.

- Dùng thìa xúc thịt vào khuôn, xúc đến đâu thì dùng thìa ấn thịt xuống đến đấy. Sau đó vặn vít để nén thịt (nên vặn vít cho đến khi thịt hơi lòi ra ở mép). Để cho giò nguội thì cho cả khuôn giò vào tủ lạnh 1-2h.

- Khi lấy giò ra khỏi khuôn thì chỉ cần hơ khuôn giò qua lửa theo vòng tròn của khuôn rồi dùng đũa đẩy nhẹ là giò sẽ tuột ra ngoài. Dùng lá chuối đã hơ qua lửa hoặc màng nhôm để gói giò lại.

- Nếu không có khuôn làm giò xào thì có thể dùng một chai nhựa tròn như chai côca, fanta… cắt bỏ phần đầu, đục vài lỗ dưới đáy chai rồi dùng thìa xúc thịt vào chai, xúc đến đâu thì nén thật chặt đến đấy.

- Khi đã nén đầy thì dùng màng bọc thực phẩm bọc đầu chai bị cắt lại. Cho cuốn giò vào tủ lạnh khi thịt đã nguội. Khi lấy giò ra khỏi chai nhựa chỉ cần dùng mũi kéo cắt bỏ chai nhựa theo chiều dọc.

Món ăn ngày tết - Mứt đậu trắng

Món ăn ngày tết - Mứt đậu trắng


Mon an ngay tet - Làm mứt đậu trắng không quá khó các bạn nhé!

Nguyên liệu:

- Đậu trắng 
- Đường
- Vani

mon an ngay tet

Thực hiện:

Bước 1: Đậu trắng ngâm nước qua đêm (khoảng trên 10 tiếng) cho nở căng hết cỡ.

mon an ngay tet

Bước 2: Cho đậu vào hấp trong khoảng 1 tiếng để đậu chín mềm (không nên ninh đậu mà nên hấp để đậu được chín mềm, khô ráo và không bị bể nát).

mon an ngay tet

Bước 3: Cho đường vào chảo, thêm vào một ít nước, đun sôi cho tan đường. Cứ 1kg đậu thì dùng khoảng 400 gr – 500 gr đường.

mon an ngay tet

Bước 4: Khi đường đã tan hoàn toàn thì vặn lửa thật nhỏ rồi chút đậu trắng vào. Cứ đun liu riu, thi thoảng lại đảo đều cho đậu ngấm đường.

mon an ngay tet

Bước 5: Khi nước đường bắt đầu cạn, quanh thành chảo đường bắt đầu có hiện tượng kết tinh thì dùng đũa đảo liên tục nhưng nhẹ nhàng để hạt đậu khỏi vỡ.

mon an ngay tet

Bước 6: Khi đường kết tinh bám trắng vào hạt đậu thì bắc chảo mứt đậu xuống, nhỏ thêm vào vài giọt vani rồi đảo đều cho đậu được thơm và khô ráo.

mon an ngay tet

Khi mứt đậu trắng thật nguội thì cho vào lọ kín để bảo quản.

mon an ngay tet



mon an ngay tet

Chúc các bạn thành công với mứt đậu trắng!

Món ăn ngày tết - Dưa hành, dưa kiệu

Món ăn ngày tết - Dưa hành, dưa kiệu

Mon an ngay tet - Trong ngày Tết, ngoài các món ăn điển hình và đặc trưng như giò, thịt gà, bánh trứng… thì món dưa không thể thiếu đó là dưa hành hoặc dưa kiệu.

Dưa hành và dưa kiệu là hai món ăn giúp chống ngán rất tốt. Vị chua chua, thơm thơm của hành và kiệu sẽ khiến bữa cơm đầu xuân thêm ngon và thú vị.


Làm dưa hành, kiệu làm sao cho ngon và không bị hăng không quá khó. Còn mua ở ngoài hàng đôi khi cũng không được ưng ý về độ trắng, giòn vì thế chị em hãy thử làm hai món dưa này nhé!

Dưa kiệu

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- 1 bát muối trắng,
- Nguyên liệu khác:
1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
- 10 quả ớt đỏ tươi

mon an ngay tet

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn.

Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.

- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.

- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.

- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.

- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.

- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.

- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.

- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.

- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.

- Để sau 10 ngày là dùng được.

- Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.

- Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.

Dưa hành

Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.

Nguyên liệu:

1kg hành khô, nước vo gạo, muối, đường, giấm trắng.


Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.

- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.

- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.

- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.

- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.

Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Món ăn ngày tết - Món nem chua

Món ăn ngày tết - Món nem chua

Mon an ngay tet - Có món nem chua trong mâm cơm ngày Tết sẽ đem lại sự thú vị hơn rất nhiều!

Nguyên liệu:

- Thịt thăn lợn: 200 gr
- Thịt thăn bò: 150 gr
- Bì lợn: 100 gr
- Thính gạo: 1 thìa ăn cơm
- Đường: 1 thìa ăn cơm
- Gia vị làm nem chua của thái (Nam powder seasoning mix): 1/3 gói
- Hạt nêm: 1 thìa cà phê
- Nước mắm ngon: 1 thìa ăn cơm
- Rượu nếp: 1 thìa cà phê
- Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
- Tỏi, ớt, bột canh, màng bọc thức ăn (hoặc lá chuối)

mon an ngay tet

Thực hiện:

Bước 1: Bì lợn mua về cạo rửa sạch sẽ, luộc chín tới với một ít muối rồi thái sợi thật nhỏ. Cho vào bát bì lợn thái nhỏ một ít rượu, dùng đũa trộn đều sau đó đem bì xả qua nước ấm để loại bỏ mùi hôi của bì lợn. Để cho bì ráo nước rồi cắt ngắn khoảng 3-4 cm.

mon an ngay tet

Bước 2: Thịt bò và thịt lợn đem rửa sạch với nước đun sôi để nguội có pha ít muối, sau đó thái miếng nhỏ. Cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng cho thịt thật lạnh và đông đá thì lấy ra cho vào máy xay, xay thật nhuyễn.

mon an ngay tet

Bước 3: Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ một ít, còn một ít thì thái lát. Chia chỗ tỏi băm nhỏ làm 2 phần 1 phần phi vàng, phần còn lại để yên. Ớt rửa sạch, thái lát (nếu ăn được cay thì có thể băm nhỏ ớt rồi trộn chung với thịt và các gia vị khác).

mon an ngay tet

Bước 4: Cho chung tất cả: bì lợn, thịt xay, thính gạo, đường, mắm, rượu, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ, tỏi phi vàng, hạt nêm, bột canh, 1/3 gói gia vị làm nem chua (gói to) vào một bát to. Dùng đũa trộn thật đều tất cả nguyên liệu với nhau rồi để khoảng 1 tiếng thì lại cho tiếp 1/3 gói gia vị nhỏ (có bên trong gói gia vị to) vào, trộn đều.

mon an ngay tet

Bước 5: Khi đã trộn đều bột ở gói gia vị nhỏ với thịt thì chúng ta nhanh tay cho thịt vào khuôn làm giò xào rồi vặn vít để nén chặt cho thịt kết dính thành cây nem thật chắc (nếu không có khuôn thì có thể dùng một cái hộp đựng thức ăn hoặc hộp sữa bột. Lót một lớp màng bọc thực phẩm vào đáy rồi cho thịt vào và dùng muôi nén thật chặt).


Bước 6: Để yên nem chua trong khuôn ở nhiệt độ phòng trong khoảng 17 - 24 tiếng là chúng ta đã có nem để ăn rồi (nếu mùa hè thì thời gian để ăn được nem sẽ rút ngắn hơn).

Lấy nem ra khỏi khuôn, cắt miếng vuông nhỏ hoặc miếng dài rồi dùng lá chuối (hoặc màng bọc thực phẩm) gói lại.

Nếu thích ăn thêm tỏi và ớt thì bọc thêm vào cùng với nem. Cho nem vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.




Chúc bạn thành công với món nem chua!

Món ăn ngày tết - Nhớ canh hạt sen móng giò mẹ nấu

Món ăn ngày tết - Nhớ canh hạt sen móng giò mẹ nấu


Mon an ngay tet - Ngây ngất trong hơi heo may se lạnh chớm thu miền xa xứ, tôi nhớ vòng tay mẹ, nhớ món canh mẹ nấu đến nao lòng…


Một buổi sáng dịu êm, tôi chậm rãi bước ngang qua con phố nhỏ. Sương còn đọng lung linh, trong vắt trên vòm lá. Mặt trời hé những tia nắng đầu tiên, để lộ một mảng màu xanh ngát, cao trong thăm thẳm. Gió se sẽ thổi vào cuống tim thật lạnh, khe khẽ nhắc nhở tôi… tiết trời đã sang thu rồi đấy.

Thu vẫn vậy, đến ít ai hay, nhẹ nhàng không ào ạt… Lòng tôi lại chợt bắt gặp cảm giác chống chếnh giữa 2 miền nhớ: quê hương và đất người.

mon an ngay tet

Gió se sẽ thổi vào cuống tim thật lạnh, khe khẽ nhắc nhở tôi… tiết trời đã sang thu rồi đấy

Tôi đứng lại, hít thật sâu, cảm nhận sự trong lành và bỗng nghe thấy lòng dịu lại. Những cảm xúc nhớ thương trong tôi vội vã kéo về. Tôi nhớ vô cùng vòng tay ấm áp của mẹ, thèm bát canh nóng mẹ nấu ngày xưa… Ôi... nhớ!

mon an ngay tet

Một buổi sáng chớm thu ngày ấy cách đây 4 năm, trước khi tiễn tôi ra sân bay, mẹ không quên làm món ăn mà tôi vẫn ưa thích từ nhỏ: canh hạt sen móng giò.

mon an ngay tet

Tôi nhớ vô cùng vòng tay ấm áp của mẹ, thèm bát canh nóng mẹ nấu ngày xưa…

Ngày hôm ấy, tôi biết mẹ đã đi chợ từ rất sớm, lựa mua những hạt sen trắng đã sấy khô, chắc hạt, vẫn còn thơm phức. Móng giò mẹ cũng tự tay chọn. Đã có lần mẹ nói, móng giò ngon thì không bị thâm đen, da mềm và sạch lông. Rồi đem về dùng muối chà xát vào da, tẩy mùi hôi sau đó rửa sạch, để ráo nước và chặt từng miếng vừa ăn.

mon an ngay tet

Hạt sen sấy khô phải chọn hạt trắng, chắc, và thơm

Sau khi sơ chế xong, mẹ dùng nước mắm, muối, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ để ướp với móng giòtrong khoảng mươi mười lăm phút, rồi mới cho lên bếp xào qua. Sau đó nước được đổ vào cho ngập thịt và nấu cho tới khi chín mềm. Tôi tự nhủ sẽ ghi nhớ mãi khoảnh khắc mẹ cặm cụi nấu ăn này làm động lực cho mình cố gắng học tập tốt nơi xa xôi ấy.

Hạt sen sau khi đã được ngâm mềm mới cho vào hầm tiếp cùng chân giò. Khi chân giò nhừ, hạt sen chín bở, mẹ nêm thêm một chút gia vị vừa ăn. Nhìn bát canh nóng hổi, thơm ngon được rắc thêm một chút hành, mùi thái nhỏ, có lẽ chẳng ai có thể làm ngơ. Bữa ấy, mặc dù là bữa chia tay, nhưng tôi vẫn ăn ngon lành mấy bát.

Tôi vẫn đặc biệt ưa thích cái vị béo ngậy của móng giò, bùi bùi của hạt sen, và ngây ngất người trong cái vị ngọt lịm của nước canh mẹ nấu.

Tôi vẫn đặc biệt ưa thích cái vị béo ngậy của móng giò, bùi bùi của hạt sen, và ngây ngất người trong cái vị ngọt lịm của nước canh mẹ nấu. Một hương vị rất riêng mà ở nơi xa xứ này tôi tìm hoài không thấy.

Thu đến, những con gió heo may tràn về se lạnh, cũng là lúc những món ăn nóng ấm cùng vị cay đặc trưng đã trở thành lựa chọn để “sưởi ấm” dạ dày của những đứa sinh viên như chúng tôi. Nhưng dù cái vị cay xè đến chảy nước mắt kia, hay thứ sắc màu sặc sỡ, lạ mắt trong nghệ thuật chế biến món ăn nơi này luôn quyến rũ mình đến ứa nước bọt, song chưa khi nào khiến tôi quên đi hương thơm và mùi vị hòa quyện trong món canh mẹ nấu ở quê nhà. Nó giúp tôi tạm quên những mệt nhọc đã qua và nhắc mình luôn phải cố gắng.

Một niềm riêng trong tôi như vỡ òa…

Món ăn ngày tết - Món bồ câu hầm cốm

Món ăn ngày tết - Món bồ câu hầm cốm


Mon an ngay tet - Thịt chim bồ câu nhiều dinh dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, người già, trẻ em chậm phát triển hoặc người ốm. Với đặc tính ngon ngọt, bồ câu có thể chế biến thành nhiều món nhưng thích hợp nhất vẫn là các món hầm.

Dưới đây là cách hướng dẫn làm món chim bồ câu hầm cốm và hạt sen.

* Nguyên liệu:

- Chim bồ câu: 3 con.

- Hạt sen: 150g.

- Nấm hương: 50g.

- Mộc nhĩ: 30g.

- Thịt nạc vai băm: 150g.

- Giò sống: 100g.

- Cốm già: 70g.

- Gừng: 70g.

- Táo đỏ: 10 quả.

- Hành khô: 50g.

- Rau mùi: 1 mớ.

- Hành hoa: 50g.

- Gia vị: bột nêm, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn.

- Tăm nhọn


mon an ngay tet

Chim bồ câu hầm cốm, hạt sen.


* Chế biến:

- Gừng chia nửa, 1/2 thái lát mỏng, 1/2 giã nhỏ vắt lấy nước.

- Chim bồ câu sơ chế sạch, mổ moi, ướp gia vị, hạt tiêu, bột nêm, nước gừng để riêng.

- Hạt sen ninh bở.

- Cốm già ngâm rửa qua. Nếu là cốm khô ngâm nước 5 phút.

- Hành khô băm nhỏ.

- Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, bớt lại một ít để nguyên, số còn lại băm nhỏ

- Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, băm nhỏ.

- Rau mùi sơ chế sạch để ráo.

- Hành hoa cắt phần củ trắng 10cm, dọc hành thái nhỏ.

- Trộn 1/2 phần hạt sen với thịt băm, giò sống, cốm già, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô băm, gia vị, bột nêm, hạt tiêu. Sau đó miết thật dẻo rồi chia làm 3 phần bằng nhau.

- Cho chim ra đĩa, nhồi nhân vào bụng chim cho đầy, lấy tăm nhọn xiên kín.

- Đun dầu nóng cho chim vào rán vàng, để ráo dầu.

- Cho chim vào nồi, chế nước dùng xăm xắp, sau đó nêm gia vị, bột nêm, nước mắm cho vừa, cho tiếp mấy cánh nấm hương, gừng thái lát, đun nhỏ lửa đến khi chim mềm rồi cho tiếp hạt sen vào, táo đỏ vào.

- Bày chim vào bát to, nhúng củ hành vào nước chần tái để lên trên, chan nước dùng, rắc hành hoa thái nhỏ, rau mùi ăn nóng.

- Khi ăn rút bỏ tăm, cắt chim làm 4 phần.


* Một số điểm lưu ý:

- Tùy vào trọng lượng chim khác nhau, tốt nhất bạn nên chuẩn bị phần nhân dư một chút. Nhồi thật căng. Chỉ nên hầm chín mềm mà không quá nhừ.

- Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng như một vị thuốc, nhiều chất dinh dưỡng nhất là loại chim dưới 1 tháng tuổi.

Popular

Lưu trữ Blog